Pages

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Đường Thiên Lý Bắc Nam

    • Đường Thiên Lý Bắc Nam
    • Đây là con đường giao thông chính của nước ta, xuyên suốt từ Bắc xuống Nam, điểm khởi đầu là Lũng Cú Đồng Văn (Hà Giang) và kết thúc là Năm Căn (Cà Mau).
      Đường thiên lý dưới thời Nguyễn dùng để liên lạc ba xứ Bắc Trung Nam. Đường đựoc chia thành nhiều trạm, có phu trạm lo việc truyền công văn, khiêng cáng kệ, đồ đạc của quan. Thời Gia Long mỗi một trạm đặt một cai đội và phó cai đội. Từ Quảng Nam đến Gia Định, mỗi trạm có 50 phu trạm, từ Huế ra Quảng Bình mỗi trạm có 80 người, từ Quảng Bình đến Hà Nội mỗi trạm có 100 phu trạm. Để phục vụ cho việc liên lạc nhanh chóng, Vua Minh Mạng cấp cho mỗi trạm 3 con ngựa. Việc phát đệ được xếp hạng như sau:
      Phi đệ
      Tối khẩn
      Thứ khẩn
      Thường hành
      Chuyển công văn từ Gia định đến kinh là 13 ngày. Từ Bắc vào kinh là năm ngày. Đúng hạn thì được thưởng từ 3-5 quan, nếu chậm một ngày thì không thưởng, nếu chậm từ 3-4 ngày bị phạt 30 roi.
      Công văn chuyển đi được niêm phong rất kỹ. Thời Tự Đức quy định dùng ống tre khô chắc, một cái lớn, một cái nhỏ. Công văn được cuộn lại bỏ vào ống tre nhỏ, dán miệng ống lại, rồi cắt giấy niêm phong ống từ 2-3 lần, đóng dấu vào nơi miệng ống giáp nhau, buộc dây dán lại, đánh dấu rồi cuối cùng bỏ vào ống tre lớn, dán lại đóng thêm một lần nữa, trước khi buộc chặt để chuyển đi không sợ bị hư hay bị ướt.
      Những chiếu chỉ sắc dụ của nhà vua đưa đến trạm nào thì trạm ấy phải có người đưa đi ngay, bất kể ngày đêm mưa nắng. Những công văn ghi chữ phi đệ các trạm phải dùng ngựa chuyển đi cho kịp. Nhờ thế mà những công văn phi đệ có thể chuyển từ Huế vào Gia Định có sáu ngày, hay ra Hà Nội chỉ có ba ngày.
      Nhờ đường giao thông thông suốt, tổ chứa trạm chặt chẽ, sự lãnh đạo của triều đình Huế đã đến mọi miền đất nước được kịp thời. Đó là một yếu tố quan trọng giúp cho nhà Nguyễn tồn tại gần một thế kỷ rưỡi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Sample text

Sample Text

 
Blogger Templates