Pages

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Cây Cao Su

    • Cây Cao Su
    • Cây Cao Su có tên khoa học là Hevèa, nguồn gốc ở Nam Mỹ mọc theo dòng sông Amazon (chảy từ Pêru qua Braxin và đổ về Đại Tây Dương). Thổ dân Mainás dùng một thứ nhựa trắng của cây bôi lên quần áo để chống ẩm và mưa, họ còn dùng nó để tạo ra những viên bi, quả bóng vui chơi trong những dịp lễ hội và họ gọi thứ nhựa này là Caoutchouk có nghĩa là nước mắt của cây và người Pháp đã phiên dịch ra thành cao su.
      Năm 1877 các nhà khoa học Pháp đã đưa giống cây cao su từ Philippines về trồng tại vườn thực vật Sài Gòn và một số nơi khác. Do không hợp cây cao su chết hết.
      Năm 1905 bác sĩ Raoult nhận được một số giống cây từ Jakarta sang đây. Bác sĩ Yerin cũng nhận được một số cây và đem về trồng ở Suối Dầu và chính từ đây cây này là hạt nhân đã tạo ra các nông trường cao su ở nước ta. Tuy nhiên nơi trồng thích hợp nhất vẫn là vùng đất có thổ nhưỡng thích hợp như ở Dầu Giây. Chính phủ bảo hộ Pháp đã tìm những nơi đất thích hợp để lập đồn điền cao su. Tuổi thọ cây từ 20->30 tuổi.
      “ Cao su đi dễ khó về
      Khi đi trai tráng khi về bủng beo ”.
      “ Bán thân đổi mấy đồng xu
      Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng ”.
      Vài câu ca dao đã nói lên nỗi cực khổ của những phu đồn điền cao su ngày xưa. Họ phải làm việc trong môi trường vô cùng khắc nghiệt, dậy từ tờ mờ sáng và nghỉ vào lúc mặt trời khuất núi. Thêm vào đó mủ cao su khi gặp ánh nắng mặt trời sẽ phát ra một mùi cực kỳ khó chịu và có hại cho sức khoẻ. Trong điều kiện như thế, không biết đã có bao nhiêu người sinh mạng vùi thây làm phân bón cho những gốc cao su xanh tươi của bọn thực dân Pháp. Cao su là nước mắt của cây nhưng cũng là máu và nước mắt của những người dân phu ngày xưa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Sample text

Sample Text

 
Blogger Templates