Pages

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Cây Điều

      • Cây Điều:
      • Chưa tìm thấy tài liệu nào nói đích xác cây điều được di giống đến nước ta từ bao giờ. Có giả thiết cho rằng các giáo sĩ Au Châu khi tới Việt Nam truyền giáo đã mang theo hạt điều vào nước ta; điều đó có nghĩa là cây điều đã có mặt ở nước ta từ mấy trăm năm nay vào thời kỳ các nước tây Au bành trướng thuộc địa ở Châu A và châu Phi. Nhưng cũng có tài liệu lại cho rằng một số chủ đồn điền người Pháp mang hạt điều từ An Độ sang trồng thử tại nước ta chỉ mới hơn một trăm năm nay. Có thể tin rằng vào thời kỳ đầu đã có cây điều trồng thử nhiều vùng ở nước ta, Miền Bắc cũng như Miền Trung và Miền Nam. Song do năng lực thích nghi về sinh thái khí hậu nên giống điều chỉ tồn tại ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ dưới dạng cây vườn phân tán ở các đồn điền cũ của Pháp và xung quanh nhà dân.
        Suốt trong một thời gian dài do không có thị trường tiêu thụ và do sản phẩm không đáng kể nên cây điều chẳng được mấy ai chú ý đến. Đến khi lực lượng quân sự Mỹ ồ ạt xâm chiếm miền Nam vào những năm 60 và đầu thập kỷ 70 vừa qua, một số danh nhân Hoa Kiều ở Chợ Lớn đã tìm thấy nguồn lợi trong việc chế biến nhân hạt điều cho các tiệm ăn phục vụ binh sĩ Mỹ mới bắt đầu tổ chức mua hạt điều của các hộ nông dân và đầu tư chút ít cho việc trồng điều quy mô nhỏ. Tính tới đầu những năm 80 cây điều từ dạng phân tán lẻ tẻ đã được trồng thành vườn nhỏ với tổng diện tích ở Đông Nam Bộ và duyên hải Miền Trung lên sấp sỉ 1000 ha, đạt sản lượng khoảng 200 – 300 tấn/năm.
        Vào 1977 – 1978, do tìm hiểu thị trường tiêu thu do Sở Ngoại Thương Tp.HCM đã xuất được lô hàng đầu tiên thô đầu tiên ra nước ngoài bán với giá cao và tìm thấy ở ngành hàng nông sản này một thế mạnh trên thị trường quốc tế nên đã mạnh dạng đầu tư xây dựng một nông trường trồng điều 300 ha ở Huyện bến Các Tỉnh Bình Dương. Từ đó đã dấy lên một phong trào trồng điều mạnh mẽ ở nhiều địa phương. Đến nay tổng diện tích trồng điều ở nước ta, tính từ phía Nam đèo Hải Vân trở vào mà tập trung nhiều nhất là các tỉnh Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ đã lên đến 250.000 ha gồm đủ loại cũ có mới có, già có non có, vườn có năng suất cao cũng như vườn thoái hoá. Sản lượng hạt điều thô thu mau trong hai năm 1996 – 1997, bình quân mỗi năm là 130.000 tấn; dự kiến năm 2000 có thể đạt đến 200.000 tấn.
        Vào những năm 80 phần lượng hạt điều của nước ta đều bán ra thị trường nước ngoài. Bước qua thập kỷ 90 cụ thể là 1995 trở lại đấy đã có hơn 50 cơ sở kinh danh, chế biến hạt điều với tổng công suất thiết kế để chế biến đạt 150.000 tấn nguyên liệu hạt thô/năm. Nhờ đó đã thu được hầu như toàn bộ sản lượng hạt điều thô cho chế biến trong nước, tỷ lệ xuất nguyên liệu thô không đáng kể.
        Trong một thời gian hết sức ngắn, chưa đầy 20 năm, cây điều ở nước ta chưa được mấy người quan tâm nay đã trở thành một loại cây trồng mạnh mẽ, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động cả trong khâu trồng cũng như trong chế biến sản phẩm và cho giá trị kim ngạch xuất khẩu đáng kể. Đồng thời, cũng cần chú ý rằng mặt hàng điều của nước ta đã chiếm một vị trí cao cả về tổng lượng sản phẩm cũng như phẩm chất mặt hàng trên thương trường quốc tế. Song, cũng trong thời gian ngắn đó đã có biết bao vấn đề khó khăn, trở ngại cả về phương diện khoa học kỹ thuật trong gây trồng giống chế biến cũng như về chính sách kinh tế về mối quan hệ giữa người sản xuất nguyên liệu với cơ sở chế biến, giữa các đơn vị xuất khẩu và bạn hàng nước ngoài đã từng lúc, từng nơi kìm hãm sự phát triển của mặt hàng này, thậm chí đã có địa phương người nông dân chặt bỏ vườn điều của mình vì sản phẩm thu hoạch được bị ép giá rẻ không đủ bù chi phí sản xuất.
        Để cây điều phát triển ổn định, mặt hàng xuất khẩu tăng, sản phẩm có chất lượng cao thì đã tới lúc nhà nước có sư quan tâm thích đáng về phương diện khoa học-kỹ thuật, chính sách kinh tế, điều chỉnh các mối quan hệ trong nội–ngoại thương, cùng với lúa và cao su xem cây điều như một cây trồng nông-công nghiệp chiến lược của nước ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Sample text

Sample Text

 
Blogger Templates