Pages

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

THÁC PONGOUR

THÁC PONGOUR


Thuộc xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, cách Đà Lạt 54km, cách đường 20 khoảng 7km. Tên gọi Pougour có nghĩa là ông chủ vùng đất xét, thác Pougour là thác đẹp và hùng vĩ nhất Nam Tây Nguyên. Thác cao gần 40m, rộng hàng 100m, có đá bật thang 7 tầng, rừng nguyên sinh 2,5ha, vào mùa khô nước thác không nhiều, có thể tổ chức cho hàng ngàn người vui chơi
Ngoài cái tên là thác Pougour, các nhà du lich còn gọi thác này với tên gọi hết sức trân trọng “Nam Phương đệ nhất thác”, có tên gọi này bởi lẽ nơi đây cũng là điểm dừng chân của vua Bảo Đại trong những chuyến đi săn.

Gắn liền với thác Pougour là một câu chuyện của một nữ tù trưởng K’ho xinh đẹp tên là Ka Nai, nàng đã có công xây dựng cuộc sống thịnh vượng cho đồng bào K’ho. Nàng có 4 con tê giác trung thành luôn ở bên cạnh nàng. Vào một mùa xuân năm nọ trong ngày rằm tháng giêng, Ka Nai đã trút hơi thở cuối cùng,  4 con tê giác cũng buồn rồi chết. Sau cái chết ấy, một ngọn thác đẹp tuyệt trần đã xuất hiện ở nơi Ka Nai yên nghĩ. Dòng nước của thác được tạo bởi mái tóc của nàng Ka Nai, còn các phím đá bàn xanh rêu xếp từ cao xuống thấp làm nền cho thác đổ, chính là các cặp sừng của 4 con tê giác hoa thạch.

Không chỉ là dòng thác hùng vĩ, có cảnh đẹp như tranh vẽ, thác Pougour còn gắn liền với đời sống văn hóa của cư dân đồng bào ở nơi đây.


Hàng năm, cứ vào dịp rằm tháng giêng âm lịch, nơi đây còn tổ chức ngày hội thác với đông đảo người tham gia, đa phần là thanh niên nam nữ.

Đến với thác Pougour du khách không chỉ được chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của suối thác nơi đây, mà hơn hết du khách còn được tham gia và tìm hiểu về nếp sống của con người vùng đất này. Còn gì thú vị hơn, khi mỗi chuyến đi là một điều mới lạ phải không các bạn?
- nhiều nhà nghiên cứu dân tộc học quan niệm 2 tiếng Pongour của người K’ho có ý nghĩa khác hơn và khẳng định Pon:4, Gou là sừng theo truyền thuyết trên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Sample text

Sample Text

 
Blogger Templates