Pages

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

TỈNH BÌNH THUẬN

    • TỈNH BÌNH THUẬN
    • Cách thành phố Hồ Chí Minh 188 km, phía Bắc và Đông Bắc giáp Ninh Thuận, Tây Bắc giáp Lâm Đồng, Tây Nam giáp Đồng Nai, Đông và Đông Nam giáp biển, Tây Nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu.
      - Diện tích tự nhiên: 7.854 km mét vuông.
      - Dân số: 1.090.000 người. Nhiều dân tộc, đa số là dân tộc Kinh chiếm 80%, số còn lại là dân tộc, Chăm, Hoa, K'Ho...
      - Đơn vị hành chính: Thành phố Phan Thiết và 8 huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Đức Linh, Tánh Linh và huyện đảo Phú Quý. -Địa hình: Thuộc phần cuối dãy núi Trường Sơn cao hơn 1.000m đâm ra biển, độ dốc cao. Có sông La Ngà và 6 con sông nhỏ. Đất canh tác chiếm 1/7 tổng diện tích. Ven biển nhiều đồi cát và ngập mặn.
      - Khí hậu: Thuộc khu vực khô hạn nhất cả nước, lượng mưa ít, trung bình 1.000 đến 1.600 mm/năm (bằng 1/2 lượng mưa trung bình ở Nam Bộ). Nhiệt độ trung bình 27 độ C. Độ ẩm trung bình 80%.
      - Công trình lớn quốc gia: Cụm thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi công suất 476 Mw/h.
      Bình Thuận - những cái nhất cả nước
      1.
      2.
      3.
      4.
      5.
      6.
      7.
      8.
      Bình Thuận là địa danh chung chỉ vùng đất Nam Trung Bộ thời các đời chúa Nguyễn cho mở mang khai khẩn. Trải qua 300 năm, những thay đổi địa giới, đơn vị hành chính và dân cư theo các biến cố lịch sử đã hình thành tỉnh Bình Thuận ngày nay.
      Vào cuối tháng 10-1995, hàng vạn nhà khoa học, khách du lịch trong nước và thế giới đổ về Mũi Né để chiêm ngưỡng và nghiên cứu hiện tượng nhật thực toàn phần cả trăm năm mới có thì cũng đồng thời nhận ra nơi họ đến đón kỳ quan vũ trụ có nhiều cảnh quan kỳ thú và tiềm năng kinh tế phong phú. Khắp nơi trên đất này, nơi đâu ta cũng gặp các cánh đồng lúa, vườn điều xanh tươi, những gốc thanh long trái mọng đỏ, vị nồng ấm của các sản phẩm miền biển tràn đến từ những cánh đồng muối, những vuông nuôi tôm nối nhau, những bến cá, bãi phơi hay từ những xưởng nước mắm ....
      Thiên nhiên Bình Thuận có 192 km bờ biển, có huyện đảo Phú Quý và nhiều đảo nhỏ, vũng, vịnh trước ngư trường rộng lớn có nhiều dòng hải lưu, hội tụ các đàn cá, tôm, mực... Với 4.600 con tàu lớn nhỏ, ngư dân thạo nghề ở đây mỗi năm đánh bắt được 130 ngàn tấn hải sản các loại. Mực là sản phẩm giá trị nổi tiếng của tỉnh với sản lượng hơn 20.000 tấn/năm chế biến dưới dạng đông lạnh hoặc sấy khô được ưa chuộng ở thị trường trong và ngoài nước. Thương hiệu nước mắm Phan Thiết từ lâu có chất lượng và hương vị riêng vẫn cung cấp đều đặn hơn 20 triệu lít/năm cho thị trường nội địa. Phần diện tích hơn 52.000 ha bãi triều ngập mặn trong tỉnh thuận lợi tạo ao đầm nuôi tôm sú, đặt lồng bè nuôi cua, cá, đặc biệt sò điệp chiếm 75% sản lượng khai thác cả nước, chúng được chế biến dưới tên hiệu xuất khẩu Queen Scallop danh tiếng. Các huyện ven biển những năm gần đây đã phát triển mạnh mẽ nghề nuôi thủy hải sản, đặc biệt là tôm sú, thu hút mạnh vốn đầu tư từ nhiều nguồn.
      Dải đất nhiều nắng ít mưa này không thuận trồng lúa, nhưng hợp với cây công nghiệp dài ngày như cao su, điều, tiêu, đặc biệt cây trái thanh long xuất khẩu 25.000 tấn/năm, đang phát triển vùng bông vải 10.000 ha. Nhà nước đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho từng hạng mục xây dựng hồ trữ nước, mạng thủy lợi cho sản xuất và sinh hoạt.
      Chỉ trong vài năm, một trọng điểm du lịch cấp quốc gia thứ 10 - Du lịch Bình Thuận được đánh dấu son trên bản đồ, dành cho loại hình du lịch dã ngoại, sinh thái nghỉ dưỡng đang rất được khách ưa chuộng.
      Năm 1996 Phan Thiết chỉ có vài khách sạn, nhà nghỉ nhỏ, cả năm đón vài chục ngàn khách thì đến nay đã có 202 dự án đầu tư du lịch với vốn đăng ký 1.300 tỷ VND và 7 dự án nước ngoài đăng ký vốn 30 triệu USD được cấp phép, trong đó 67 dự án trong nước và 4 của nước ngoài đang hoạt động. Mỗi dự án đều cố gắng hòa với thiên nhiên sẵn có, cống hiến nhiều sáng tạo trong thiết kế, trang bị hiện đại tiện nghi, phục vụ chu đáo, tất cả đều muốn cho du khách có những ngày nghỉ đáng nhớ.
      Khu dã ngoại leo núi, tắm suối nước nóng ở Tàkóu; Khu dã ngoại mạo hiểm vùng hồ Biển Lạc, vượt thác Ch'reo, thăm rừng nguyên sinh Tánh Linh. Ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong tỉnh.
      Có nhiều cuộc thi dân gian độc đáo nhất như đua thuyền trên sông Cà Ty, leo núi Tà kú, chạy việt dã qua đồi cát. Quy mô hội thi và rước đèn Trung thu lớn nhất cho trẻ em.
      Vùng trồng thanh long nhiều và ngon nhất, sò điệp nhiều và có giá trị nhất.
      Đền thờ cá voi Vạn Thủy Tú lớn nhất, lưu giữ hơn 100 bộ xương cá voi ở Phan Thiết.
      Tháp nước đẹp nhất cao 32m, 70 tuổi ở trung tâm Phan Thiết (do Hoàng thân Xuvanuvông thiết kế).
      Tượng Phật nằm lớn nhất dài 49 m nằm giữa rừng nguyên sinh trong khuôn viên chùa Linh Sơn Trường Thọ trên núi Tà kú thuộc Hàm Thuận Nam.
      Ngọn đèn biển Khê Gà 100 m hơn trăm tuổi bằng đá cao nhất.
      Bãi đá Cổ Thạch ở Tuy Phong nhiều hình hài màu sắc nhất.
      Vùng đồi cát Mũi Né đẹp nhất và hoạt động du lịch dã ngoại sôi động nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Sample text

Sample Text

 
Blogger Templates