Pages

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Các Nghề ở Bình Thuận

        • Nghề muối
        • Hiện nay sản lượng muối của Việt Nam khoảng 680.000 tấn /năm, trong đó có khoảng 350.000 tấn muối ăn và 275.000 tấn muối công nghiệp, đáp ứng được nhu cầu muối ăn, nhưng vẫn phải nhập số lượng lớn muối công nghiệp. Năm 1996 nước ta phải nhập khẩu hơn 5.000 tấn muối công nghiệp và năm 1997 nhập khẩu đến 70.000 tấn: nguyên nhân thiếu hụt muối công nghiệp là do công nghệ sản xuất thấp kém nên chất lượng muối ăn và muối công nghiệp đều thấp so với tiêu chuẩn quốc tế.
          Đầu tư vào nghề muối tuy vất vả và cực nhọc, nhưng tiêu thụ muối còn khó khăn hơn. Thiếu vốn, thiếu nơi tích trữ và phương tiện vận chuyển, mạng lưới thu mua muối của quốc doanh kém hiệu quả, khiến tư thương ép giá, dìm giá muối.
          Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển ngành muối đến năm 2010, dự kiến sản xuất 5 triệu tấn muối vào năm 2007.
                • Nước mắm Phan Thiết
                • Nước mắm Phan Thiết từ lâu được xem là thứ nước chấm ngon. Đi dọc trên đường chúng ta sẽ dễ dàng nhìn thấy những chiếc lu đựng nước mắm, thời gian càng lâu nước mắm càng ngon. Xưa kia nước mắm Phan Thiết được vận chuyển theo ghe bầu vào cung ứng cho thị trường Nam Bộ và đồng bào phía Nam.
                  • Nghề cá Phan Thiết
                    Vùng biển Phan Thiết trải dài từ 10 độ 45 đến vĩ Bắc, vùng nội thuỷ kéo dài từ bờ biển ra đường cơ sở thẳng trên dưới 100km, chưa kể ranh giới lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của nước Việt Nam nằm trước vịnh Phan Thiết, còn kéo dài thêm gấp 3 lần vùng nộ thuỷ nói trên. Do đó, người ta xác định rằng chẳng những từ trước mà từ nay mãi về sau Phan Thiết luôn gắn liền với ngành kinh tế biển góp phần làm giàu cho đất nước. Vịnh Phan Thiết nông, tương đối kín gió, hằng năm cây lá mục và lượng phù sa do hai con sông Mương Mán và sông Quao đổ ra cửa biển Phan Thiết, Phú Hài cung cấp đều đặn lượng cát lẫn bùn, nhờ đó nước biển thêm chất màu thích hợp cho phù sinh vật sinh sôi phát triển làm mồi cho các loại moi ruốc… các loại tôm, cua, ốc, cá tầng đáy cũng như các loại cá nổi, cá tầng giữa luôn có nguồn thức ăn để ổn định môi trường sinh trưởng.
                    Vịnh Phan Thiết lại nằm trên dòng hải lưu nóng lạnh mà thiên nhiên đã ưu đãi cho bờ biển Việt Nam. Mùa đông dòng hải lưu đưa luồng nước từ đông bắc xuống tây nam vào mùa hè ngược lại. Chính dòng hải lưu mùa hè đã quyến rũ những đàn cá từ Vịnh Thái Lan đến biển Việt Nam tìm mồi. Trong quá trình di trú lần theo hướng đông bắc đến vịnh Phan Thiết gặp mồi nhiều biển êm, đàn cá tụ họp sinh sản.
                    Với nguồn hải sản phong phú, đi đôi với thời tiết thuận lợi ngư dân có thể bám biển quanh năm với các loại nghề thích hợp. Nếu Bình Thuận là ngư trường lớn của cả nước, thì Phan Thiết là trung tâm nghề cá của tỉnh. Sản lượng khai thác sản lượng hàng năm gần đây của riêng tàu thuyền Phan Thiết trên 30.000tấn chiếm trên 30% của tỉnh.
                    Phan thiết còn là trung tâm tôm giống của phía Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Hiện có 61 trại tôm giống. Tôm giống của Phan thiết trong những năm qua đã cung cấp cho 250ha nuôi tôm thương phẩm trong cả tỉnh và còn xuất bán cho khách hàng nhiều tỉnh Nam Bộ như: Tiền Giang, Bến Tre, Kiên giang, Cà Mau…năng suất tôm thương phẩm đạt loại cao so với cả nước, bình quân 1tấn/ha/vụ, mỗi năm 2-3vụ.
                    Nghề cá Phan Thiết đã và đang là thế mạnh của kinh tế địa phương, nay lại được chủ trương công nghiệp hoá – hiện đại hoá của đảng hỗ trợ, cùng với ý thức bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, sự hiểu biết đầu tư khoa học kỹ thuật ngày một nâng cao, nhất định sẽ nhanh chóng trở thành một trung tâm nghề cá của khu vực với cảng cá cồn chà hiện đại đang xây dựng, có sức đậu cho hàng trăm tàu công suất 1000CV, thu hút các đội tàu cả nước ta và nước ngoài đến đây làm ăn để cùng phát triển.
                          • Nhà máy nước suối Vĩnh Hảo
                          • Thuộc xã Vĩnh Hảo huyện Tuy Phong, cách QL 1A 1 km. Trước 1975, nước suối Vĩnh Hảo là một trong những sản phẩm nổi tiếng trên thị trường Đông Nam Á. Dòng suối Vĩnh Hảo được xem là linh thiêng đối với người Chăm xưa.
                            Năm 1301, thái thượng hoàng Trần Nhân Tông cùng đoàn Chiêm Quốc du ngoạn, ông đã từng hứa gả con gái là Huyền Trân Công Chúa cho vua Chế Mân. Tháng 6/1306, Chế Mân dâng 2 Châu Ô và Lý để làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân. Trong thời gian sống ở Chiêm Quốc, Huyền Trân và Chế Mân thường đi thưởng ngoạn ở dòng suối này. Do thấy phong cảnh hữu tình và dòng suối đẹp nên Huyền Trân đặt tên là Vĩnh Hảo để nói lên sự giao hảo bền chặt giữa hai nước Việt-Chăm.
                            Năm 1928 được người Pháp khai thác gọi là Vichy giống như loại nước khoáng nổi tiếng bấy giờ của Pháp. Nước suối Vĩnh Hảo được chính thức nghiên cứu năm 1945. Nước suối Vĩnh Hảo thực sự lớn mạnh khi trở thành một công ty cổ phần tài chính Sài Gòn hợp tác với công ty nước giải khát Tribeco với vốn ban đầu là 10 tỉ đồng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Sample text

Sample Text

 
Blogger Templates