Pages

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Hàn Mặc Tử

Giới thiệu đôi nét về cuộc đời và những người bạn tình của nhà thơ Hàn Mặc Tử

Ai đã một lần đến Quy Nhơn chắc chắn sẽ không thể không đến thăm nơi an nghỉ cuối cùng của nhà thơ Hàn Mặc Tử, nhắc đến Hàn Mặc Tử tất phải nói đến thành phố Quy Nhơn là nơi ông đã sống thời niên thiếu vui tươi và thời đau khổ nhất về cuối cuộc đời.
           Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, tên thánh Francois, sinh ngày 22/9/1912 tại Đồng Hới, Quảng Bình. Hàn Mặc Tử có duyên với 4 chữ Bình: sinh tại Quảng Bình, làm báo Tân Bình, có người yêu ở Bình Thuận và mất tại Bình Định. Tổ tiên Hàn Mặc Tử gốc họ Phạm ở Thanh Hóa, ông cố là Phạm Chương vì liên quan quốc sự gia đình bị truy nã nên người con trai Phạm Bồi phải di chuyển vào Thừa Thiên-Huế đổi họ Nguyễn theo mẫu tánh; sinh ra ông Nguyễn Văn Toản, ông Toản lấy vợ là Nguyễn Thị Duy (con của cụ Nguyễn Long, ngự y có danh vào thời vua Tự Đức), sinh hạ được 8 người con: 1-Nguyễn Bá Nhân (tức nhà thơ Mộng Châu) cũng là người dìu dắt Hàn Mặc Tử trên con đường thơ văn, 2-Nguyễn Thị Như Lễ, 3-Nguyễn Thị Như Nghĩa, 4-Nguyễn Trọng Trí (tức nhà thơ Hàn Mặc tử), 4-Nguyễn Bá Tín (người dời mộ Hàn Mặc Tử từ Quy Hòa về Ghềnh Ráng vào ngày 13-2-1959), 6-Nguyễn Bá Hiếu, 7-Nguyễn Văn Hiền và 8-Nguyễn Văn Thảo.
             Vì cha Hàn Mặc Tử lúc đó làm chủ sự thương chánh thường đi công cán nhiều nơi, chịu ảnh hưởng bởi nghề nghiệp của cha nên Hàn Mặc Tử cũng theo gia đình đi nhiều nơi từ lúc nhỏ. 1920 di chuyển theo gia đình học tiểu học Sa Kỳ; 1921-1923 học Quy Nhơn, Bồng sơn; 1924 chuyển Sa Kỳ; 1926 thân sinh Hàn Mặc Tử bị bệnh rồi mất tại Huế vì điều kiện đó mẹ Hàn Mặc Tử đưa các con vào Quy Nhơn để lập nghiệp.
              Năm 1927 bài thơ đầu tiên của Hàn Mặc Tử được ra đời “Vội vàng chi lắm” họa lại của nhà thơ Mộng Châu; 1928 ra Huế học Trường Trung học Pellerin; 1930 thôi học về Quy Nhơn, đạt giải nhất thơ trong cuộc thithơ Thi xã tổ chức; 1931 thơ văn nổi danh với bút hiệu Phong Trần được cụ Phan Bội Châu chủ nhân Thi xã Mộng Du họa thơ và đề cao; được hội nhà Tây Du giới thiệu du học nước ngoài, nhưng vì bọn mật thám biết Hàn Mặc Tử có liên lạc với cụ Phan Bội Châu nên đã gạch tên trong danh sách du học.
Năm 1932 bước vào đời làm việc đầu tiên ở Sở Đạc điền Quy Nhơn và cũng năm ấy người yêu đầu tiên là Hoàng Thị Kim Cúc-người gốc Huế sinh năm 1913 (vì Hàn Mặc Tử tính tình nhút nhát rụt rè nên chỉ dám bày tỏ tình yêu qua thơ). Kim Cúc bị tai nạn giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh nganỳ 11/8/1988, nằm bệnh viện Chợ Rẫy 12 ngày đêm, đưa về Huế và mất vào ngày 3/2/1989. Có thể nói đám tang của bà lớn nhất ở Huế từ xưa tới nay bởi vì bà là Phó ban hướng dẫn Trung ương gia đình Phật tử Việt Nam.
Năm 1935 vào Sài Gòn làm báo, cộng tác trang văn thơ báo Công Luận và Tân thời, yêu người thứ hai là Mộng Cầm-người gốc Quảng Ngãi, sinh năm 1917 khi đó đang sống ở Phan Thiết; những năm làm báo ở Sài Gòn Hàn Mặc Tử thường ra Phan Thiết và đi chơi cùng Mộng Cầm ở Mũi Né cách thành phố Phan Thiết 22 km về hướng đông. Cuối năm 1936, Hàn Mặc Tử thấy mình có bệnh nhưng chưa xác định là bệnh phong nên chia tay Mộng Cầm trở về Quy Nhơn chữa trị. Hiện nay Mộng Cầm còn sống ở tuổi 89 (1917-2006) với một người con gái ở Bình Chánh-TP. Hồ Chí Minh và người con gái ở Phan Thiết.
Năm 1936 Hàn Mặc Tử ra tập thơ “Gái quê”; 1937 Mai Đình-người gốc Thanh Hóa, sinh năm 1919 đọc tập thơ Gái quê và đem lòng yêu người; năm 1939 trong lúc Hàn Mặc Tử bệnh tật, Mai Đình có ra Quy Nhơ thăm nuôi. Năm 1940 Hàn Mặc Tử mất và năm 1941Mai Đình lại ra Quy Nhơn thăm mộ Hàn Mặc Tử lần đầu, đến năm 1995 ra Quy Nhơn thăm mộ Hàn Mặc Tử lần cuối cùng. Bà ra tập thơ “Đôi hồn” họa các bài thơ của Hàn Mặc Tử, Mai Đình mất năm 1999 tại TP. Hồ Chí Minh, thọ 80 tuổi. Cùng thời gian này Hàn Mặc Tử còn quen Ngọc Sương-người Quảng Ngãi, sinh năm 1914 là dì ruột của Mộng Cầm và chị ruột của nhà thơ Bích Khê, mất năm 2002 tại TP. Hồ Chí Minh, thọ 89 tuổi. Tuy nhiên hai mối tình Mai Đình và Ngọc Sương không đi sâu vào lòng Hàn Mặc Tử như Mộng Cầm.
Vào cuối đời, bệnh tình Hàn Mặc Tử ngày càng nặng, những người yêu chia xa, Hàn Mặc Tử bị đau khổ về mặt tinh thần lẫn thể xác; vì vậy nhà văn Trần Thanh Địch muốn an ủi bạn mình lúc đau khổ bằng cách giới thiệu cho Hàn Mặc Tử một người yêu thơ Hàn có tên là Trần Thương Thương-người Huế, sinh năm 1924, cháu gọi Trần Thanh Địch bằng chú ruột. Những bức thư tình của Trần Thương Thương gửi Hàn Mặc Tử hoàn toàn do Trần Thanh Địch tự phác họa ra lamg Hàn Mặc Tử cứ ngỡ mình đang có người yêu thực sự. Từ đó khoái cảm về mặt tinh thần mà sáng tác ra những vần thơ nổi tiếng là Cẩm Châu Duyên và kịch Quần Tiên Hội.
Ngày 20/9/1940 bệnh tình Hàn Mặc Tử ngày càng nặng, vì vậy người anh rể, chồng chị Nguyễn Thị Như Lễ lúc đó làm y tá bệnh viện Quy Nhơn đưa vào Bệnh viện Phong Quy Hòa. Sau 52 ngày đêm chữa trị thì qua đời vào ngày 11/11/1940. Khi Hàn Mặc Tử mất không được gặp những người thân, chỉ có các soeur, các bác sĩ và một người anh em đồng bệnh là Nguyễn Văn Xê chăm sóc và an táng tại Quy Hòa. Trong những năm tháng cuối đời Hàn Mặc Tử có sáng tác một bài văn xuôi “Sự trong sạch tâm hồn” bằng tiếng Pháp, đó là bài thơ cuối cùng của nhà thơ để cảm tạ những vị đã chăm sóc và chữa trị ông tại Quy Hòa.
Để tưởng nhớ một nhà thơ lớn của Việt Nam, nơi an táng đầu tiên tại Quy Hòa, hiện nay được ca sĩ Nhật Trường (tức nhạc sĩ Trần Thiện Thanh) và một số văn nghệ sĩ TP. Hồ Chí Minh dựng đài tưởng niệm với hình tượng là cây viết và quyển sách để thương tiếc, tưởng nhớ nhà thơ tài danh bạc mệnh Hàn Mặc Tử. Đồng thời tại phòng nằm chữa trị tại Quy Hòa của Hàn Mặc Tử nay cũng được làm phòng lưu niệm nhà thơ. Năm 1959, bạn thân của Hàn Mặc Tử là nhà thơ Quách Tấn cùng gia đình Hàn Mặc Tử cải táng mộ về Ghềnh Ráng-Quy Nhơn. Ngôi mộ Hàn Mặc Tử hiện nay đang nằm trên đỉnh cao Ghềnh Ráng, chung quanh núi non hùng vĩ, biển trời xanh ngát xa xa nhìn về TP. Quy Nhơn chạy dài theo bãi cát vàng giữa trăm ngàn màu thủy thọ thật thích hợp với hồn thơ. Hàn Mặc Tử ra đi ở lứa tuổi thanh xuân (28 tuổi), nửa đời người chưa qua hết nhưng ông đã làm tròn sứ mệnh của mình là để lại cho nền văn học Việt Nam chúng ta một đời thơ rất giá trị, có những bài được đưa vào chương trình văn học như “Đây thôn Vỹ Dạ”, “Mùa xuân chín”…
Tóm tắt tiểu sử

 Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912 tại Lệ Mỹ, Đồng Hới.
• Thuở nhỏ ông học trung học ở Huế (1928-1930), làm viên chức sở đạc điền ở Quy Nhơn (1932-1933), vào Sài Gòn làm báo rồi lại trở về Quy Nhơn (1934-1935).
• Ông mắc bệnh phong từ năm 1937, phải vào nhà thương Quy Hòa tháng 9 năm 1940, và rồi mất ở đấy ngày 11 tháng 11 năm 1940.
• Hàn Mặc Tử bắt đầu làm thơ rất sớm với thể thơ Đường luật và bút danh Minh Duệ thị, Phong Trần; nổi tiếng vì được cụ Phan Bội Châu họa thơ và đề cao. Từ năm 1935 ông đổi bút hiệu thành Lệ Thanh, rồi Hàn Mạc Tử, và cuối cùng Hàn Mặc Tử.
• Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Gái Quê (1936, tập thơ duy nhất được xuất bản trong sinh thời tác giả), Thơ Điên (hay Đau Thương), Thượng Thanh Khí, Cẩm Châu Duyên, Chơi Giữa Mùa Trăng...
Hàn Mặc Tử đem đến cho Thơ Mới một phong cách độc đáo và sáng tạo: bên cạnh những tác phẩm bình dị, trong trẻo, chan chứa tình quê là các tác phẩm đầy những cảm hứng lạ lùng, huyền bí, thậm chí đến điên loạn, phản ảnh trực tiếp các cơn bệnh đau đớn dày vò.

Bút danh Hàn Mạc Tử
Nguyễn Trọng Trí làm thơ từ năm mười sáu tuổi lấy hiệu là Phong Trần rồi Lệ Thanh. Đến năm 1936, khi chủ trương ra phụ trương báo Saigon mới đổi hiệu là Hàn Mạc Tử, sau ông lại đổi thành Hàn Mặc Tử. "Hàn Mạc Tử" nghĩa là chàng trai đứng sau bức rèm lạnh lẽo, trống trải. Sau đó bạn bè gợi ý ông nên vẽ thêm mặt trăng khuyết vào bức rèm lạnh lẽo để lột tả cái cô đơn của con người trước thiên nhiên, vạn vật. "Mặt trăng khuyết" đã được "đặt vào" chữ "Mạc" thành ra chữ "Mặc". Hàn Mặc Tử có nghĩa là "chàng bút nghiên".

Những người tình của thi sĩ Hàn Mặc Tử
28 năm với một cuộc đời thi sĩ quá ngắn ngủi nhưng 70 năm vẫn mới một hồn thơ thì không phải thi sĩ nào cũng được cuộc đời ưu ái đến thế. Hàn Mặc Tử ra đi khi còn quá trẻ, để lại những bí mật cuộc đời mãi về sau vẫn là những dấu hỏi.
Ơ phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến một trong những câu hỏi: Những nàng thơ của chàng đã đi đâu về đâu trong suốt mấy chục năm qua.
Tình đầu một thuở biết sầu vì Thu
Nói đến các nàng thơ của Hàn Mặc Tử, người ta thường nghĩ đến những Mộng Cầm, Thương Thương, Mai Đình, Ngọc Sương hay Hoàng Cúc. Nhưng thực ra những người đó không phải là hình bóng đầu tiên bước vào thơ chàng. Mà là một người con gái Huế có cái tên rất mộc mạc: Trà. Mãi sau này khi Hàn Mặc Tử qua đời, ông Nguyễn Bá Tín, em ruột nhà thơ kể lại toàn bộ câu chuyện về những bóng hồng đầu tiên của anh trai mình trong một tập hồi ký.
Nàng tên Trà vì sinh ở Trà Kiệu, tên nhà trường là Thu Yến, con gái út ông cậu họ, anh của mẹ thi sỹ Hàn Mặc Tử, nhà ở phường Đúc( Huế).
Điều trở ngại lớn nhất là Hàn Mặc Tử phải gọi nàng bằng chị.
Ông Tín đã viết: “Lần đầu gặp chị Trà, anh Trí hơi nghễnh ngãng, lại bị con đò Gia Hội che lấp cái khôn đi, nên không để ý đến ai cả. Mấy lần có dịp chuyện trò, một người chị, tên Phu cho biết là bà con, nhưng chị Phu vốn thích “xe tơ kết tóc” cho nhiều lứa đôi nên chị thêm rằng: “Bà con cũng như với nhà dì Thị vậy”(ý nói có thể kết hôn được, không trở ngại tình bà con).
Anh Trí thì không thông thạo lễ nghĩa bà con, phải xưng hô thế nào cho đúng. Cho nên mỗi lần gặp chị Trà thì ấp a ấp úng không biết nên gọi bằng chị hay nói thế nào cho phải cách. Vì chị còn nhỏ tuổi. Mà chị Trà tự xét còn nhỏ tuổi nên gọi anh bằng anh một cách tự nhiên thân tình. Thế thì, anh đắn đo, có nên gọi chị bằng em không? Khó cho anh quá!”
Sự giao thiệp vì thế mất tự nhiên, trở thành lạt lẽo. Nàng vẫn dịu hiền không tỏ vẻ gì khó chịu. Nàng tự nhiên bắt chuyện rằng có gặp chàng bên tòa báo Đức Mẹ làm chàng hơi hoảng vì cái tính rụt rè mắc cỡ nên chàng không nhớ ra, vả lại ở chỗ đông người, chàng không dám nhìn ai kỹ, nhất là người đẹp.
Nàng cũng rất thích văn và cũng đã từng viết báo. Các tác phẩm của nàng thường viết về thiếu nhi, đạo binh Đức Mẹ. Biết chàng thơ phú tài hoa vậy, nàng xấu hổ không dám nhắc với chàng, nên mãi về sau chàng mới biết có cô trưởng đoàn thiếu nhi, thường ký tên T.Y trên mặt báo. Nàng chỉ được ba mẹ cho học xong bậc tiểu học, không cho học thêm, vì đơn giản, nàng là con gái đẹp, ngoan hiền tử tế nên rất nhiều nơi đã dạm ướm, mà tiếp xúc nhiều bạn bè ở trường, có thể bị mang tiếng cho gia đình đạo đức.
Từ đó, nàng ở nhà đi học nữ công, thỉnh thoảng đến giúp việc xếp báo, gửi báo cho tòa soạn Báo Đức Mẹ.
Người con gái tên Trà là mối tình yên lặng nhất của Hàn Mặc Tử, đến đỗi nhiều lúc chịu không nổi, chàng cũng có úp mở với em trai mình cho vơi đi nỗi thương nhớ. “Dù cái răng khểnh của anh vẫn cứ tỏ vẻ “khách quan” nhưng cái cười đó không che giấu tôi được nỗi đau nhất của anh, vì tình trong như đã mặt ngoài còn e”- ông Tín nhớ lại...
Và những vần thơ của chàng cũng bất lực trước một mối tình lặng. Chàng chưa từng làm nổi một câu thơ để tặng nàng những ngày đầu tiên, cộng với tính nhút nhát không dám tìm cách nào để tỏ tình. Chính vì vậy, lời tỏ tình mãi mãi là bỏ ngỏ.
Tình yêu âm thầm thổn thức kéo dài cho đến tháng chạp năm ấy.
Một ngày nọ, người chị tên Phu đột ngột vào thăm nhà chàng. Thay vì những điều chờ đợi trong lòng chàng một tin tức, hay một lời gửi gắm của nàng qua người chị đến chàng, thì lại là một thông tin làm chàng sững sờ không tin nổi.
Mới gặp lại, bà chị vồn vã chưa kịp hỏi han gì thì đã oang oang với mẹ chàng: “O ơi, con tiếc quá, phải chi thằng Trí mà ưng con Trà thì hay biết mấy. Con nó thật đẹp, thùy mị dễ thương quá. Con đã để bụng cho thằng Trí rồi... Rứa mà... ”.
Chàng vẫn yên lặng lắng tai nghe.
Mẹ chàng vặn hỏi: “Mà chừ thì ra răng rồi?”. Bà chị vội nói: “Bác Chí (chị gọi bố nàng bằng bác) nhờ con về mời o ra đám cưới con Trà”. Rồi bà chị quay sang bản mặt như đông đá của chàng: “Con Trà em biết rồi đó, hắn sắp lấy chồng, chao! Chị tiếc quá, phải chi em nói một tiếng thì dễ quá”. Rồi bà chị quay sang nói nhỏ với em trai chàng: “Con Trà có vẻ thương thằng Trí. Hỏi thăm luôn”.
Chàng cười nhạt sau chiếc răng khểnh, rồi lặng lẽ đi vào phòng.
Mãi những ngày sau, khi con tim cất lên những tiếng nấc khẽ về một sự tan vỡ lặng lẽ, chàng bắt đầu viết những dòng tâm sự cho nàng, với những câu thơ xa xót, đó chính là bài thơ “Buồn Thu”, một trong những bài thơ buồn nhất trong “Lệ Thanh thi tập”.
Mối tình câm với nàng thầm lặng đến và thầm lặng đi, để lại trong lòng Hàn Mặc Tử một hối hận riêng tư lâu dài mà mỗi lần đọc bài “Buồn Thu”, vẫn còn xót thương cái ấp a ấp úng của tuổi 19, 20 khờ khạo rụt rè đã làm cho cuộc đời phải ngỡ ngàng, trước trớ trêu của định mệnh.
Năm đó, Hàn Mặc tử còn ở tuổi đôi mươi. Nỗi buồn tuy không sâu sắc như những lần sau này nhưng với những tình cảm trong sáng chưa cọ xát với khổ đâu, cũng đủ để làm nên một “Buồn Thu” rưng rưng và hay nhất trong “Lệ Thanh Thi Tập”.
Năm 1936, tức là khoảng 5 năm sau, khi xuất bản “Gái quê”, chàng ra Huế tìm gặp lại bà chị họ nhờ chị trao tặng nàng một tập. Nhưng có lẽ khi đó nàng cũng đã yên phận gia đình từ lâu nên chỉ có gửi đi mà không có hồi âm lại. Và cũng chẳng có hồi âm nào nữa từ cô gái thuở ban đầu bên dòng Hương Giang ấy cho đến cuối cuộc đời chàng...

Chuyện tình Mộng Cầm - Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử quen Mộng Cầm trong thời gian phụ trách trang văn chương cho tờ "Trong Khuê Phòng". Mộng Cầm là cháu gọi nhà thơ Bích Khê bằng cậu, vì "lây nhiễm tinh thần thơ văn" của ông cậu trẻ tuổi nên cũng tập tành làm thơ gửi đăng báo.
Hàn Mặc Tử đã nhận một số bài thơ như thế của Mộng Cầm gửi đến và từ đó họ làm quen với nhau. Hai mươi năm sau ngày mất, vào năm 1961, nhà thơ Nguyễn Vỹ, chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí Phổ Thông đã cử ông Châu Mộng Kỳ tìm gặp Mộng Cầm để thực hiện bài phỏng vấn về mối tình Hàn Mặc Tử - Mộng Cầm. Nhờ mối quan hệ đặc biệt, ông Châu Mộng Kỳ là thày dạy con riêng của chồng Mộng Cầm, nên bài phỏng vấn mới thực hiện được. Trước đó nhiều nhà báo đã bị từ chối. Trong bài trả lời phỏng vấn đăng ở tạp chí Phổ Thông số 63, ra ngày 15/8/1961, Mộng Cầm đã phủ nhận hoàn toàn chuyện tình cảm giữa mình và Hàn Mặc Tử: "Một dịp thứ bảy đi chơi lầu Ông Hoàng, anh thổ lộ mối tình với tôi. Tôi có trả lời anh: Chắc là không thể đi đến chỗ trăm năm được, tôi nói trước để anh đừng hy vọng. Anh hỏi lý do. Tôi viện lẽ tôn giáo khác nhau, nhưng thật ra vì biết Hàn Mặc Tử mang chứng bệnh hiểm nghèo, không thể sống lâu được, ý tôi muốn một người chồng mạnh khỏe, tráng kiện... Tuy vậy chúng tôi vẫn giao thiệp thân mật một hai năm như thế. Trong thời gian này, có nhiều lần, Hàn Mặc Tử năn nỉ tôi dẫn về Quảng Ngãi thăm nhà và trong nhiều bức thư, anh đề cập đến vấn đề hôn nhân. Tôi vẫn trả lời, nhưng luôn luôn ngụy biện để từ chối: Em thiết nghĩ chúng ta sống như thế này thanh cao hơn, tôn giáo bất đồng, chữ hiếu bắt buộc em phải nghe lời thân mẫu".
Bài phỏng vấn này đăng lên, Nguyễn Vỹ cho biết Mộng Cầm đã đọc và không có điều chi thắc mắc và ông kết luận "đã giải đáp dứt khoát một nghi vấn thường bị nhiều người xuyên tạc". Tuy nhiên với độc giả, bài trả lời phỏng vấn của Mộng Cầm đã gây sốc. Bởi mối tình Mộng Cầm - Hàn Mặc Tử đã được người đời nâng lên thành huyền thoại. Ngay cả Ngọc Sương, dì ruột của Mộng Cầm, cũng phản đối. Rồi đến Quách Tấn, người đã ủng hộ việc Mộng Cầm đi lấy chồng khi hay tin Hàn Mặc Tử bị bệnh nan y, cũng giận dữ trước lời phát biểu này. Quách Tấn viết: "Cuộc tình duyên giữa Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm, tôi biết rõ lắm. Nhưng tôi chỉ nói những gì có thể nói được, nói những gì có thể giúp bạn đọc hiểu thêm tâm hồn Tử, văn chương Tử mà thôi". Mộng Cầm đã nói thật hay nói dối? Vì sao nàng lại phủ nhận mối tình này? Thật ra, trong thời gian quen biết với Mộng Cầm, căn bệnh phong của chàng chưa bột phát. Ngay cả chàng cũng không hề "cảm thấy", làm sao Mộng Cầm có thể "nhận ra". Rất dễ thấy rằng đó là những lời nói dối của một người con gái muốn quên quá khứ để bảo vệ hạnh phúc hiện tại. Một lý do rất thường tình và đáng thông cảm. Mối tình Hàn Mặc Tử - Mộng Cầm đã được rất nhiều người gần gũi xác nhận. Trần Thanh Mại, một người bạn của chàng, đã công bố những chi tiết của mối tình này trong cuốn sách Hàn Mặc Tử xuất bản năm 1942. "Ấy là câu chuyện một đôi trai tài gái sắc yêu nhau, câu chuyện muôn đời ấy mà! Người con trai là Hàn Mặc Tử, người con gái, ta cứ theo nhà thi sĩ mà gọi là Mộng Cầm đi, mặc cái tên thực của họ. Hai bên đã thề nguyền những lời mà ta hiểu là thiết tha đằm thắm lắm. Thường thường thì họ hay gặp nhau ở hai tỉnh: Quy Nhơn và Phan Thiết. Họ đưa nhau đi chơi bờ bể, họ đi viếng các danh lam thắng cảnh, nhất là lầu Ông Hoàng. Rồi họ xa nhau. Họ nhớ nhau, và tặng ảnh cho nhau. Họ coi như một cặp vợ chồng chưa cưới".
Hàn Mặc Tử đã sáng tác nhiều bài thơ đầy nước mắt về mối tình này. Trong bài Muôn năm sầu thảm, chàng đã kêu tên nàng một cách thảm thiết: "Nghệ hỡi Nghệ muôn năm sầu thảm/ Nhớ thương còn một nắm xương thôi". Bài Phan Thiết Phan Thiết, chàng nhắc tới những kỷ niệm xưa về lầu Ông Hoàng, nơi chàng và Mộng Cầm từng dạo chơi thuở nào: "Ta lang thang tìm tới chốn lầu Trăng/Lầu Ông Hoàng, người thiên hạ đồn vang/Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết/Ôi trời ôi! là Phan Thiết! Phan Thiết!/Mà tang thương còn lại mảnh trăng rơi".

Kiều nữ trong bài thơ 'Đây thôn Vĩ Dạ' Bóng hình kiều nữ trong bài thơ tình được coi là thành công của nhà thơ Hàn Mặc Tử là hình ảnh của cô thôn nữ Hoàng Cúc. Nàng tên thật là Hoàng Thị Kim Cúc, sinh ngày 5/12/1913, kém Hàn Mặc Tử 1 tuổi.
Cũng như Hàn Mặc Tử, Kim Cúc phải theo gia đình vào Quy Nhơn sinh sống vì cha nàng là công chức làm việc tại đây. Năm 1933, Hàn Mặc Tử vào làm cho Sở Đạc điền Quy Nhơn và quen Hoàng Tùng Ngâm - em thúc bá của Hoàng Cúc. Hoàng Tùng Ngâm sống trong ngôi nhà nhỏ cạnh nhà Hoàng Cúc, anh em bè bạn thường tụ tập chơi đùa, bình phẩm văn thơ. Hoàng Cúc khi đó đang tập tành viết báo với bút hiệu Hoàng Hoa nữ sĩ, nên cũng thường qua lại với Hàn Mặc Tử.
Với bản tính đa tình, Hàn Mặc Tử đem lòng si mê Hoàng Cúc. Những bài thơ Mặc Tử viết tặng Hoàng Cúc đã đến tay nàng qua Hoàng Tùng Ngâm. Hoàng Cúc biết rất rõ tình cảm của Mặc Tử.
Hàn Mặc Tử vào Sài Gòn làm báo. Sau một thời gian, chàng về lại Quy Nhơn. Lúc này gia đình chàng đã dời đến cách nhà Hoàng Cúc chỉ vài căn. Tình xưa dậy sóng trở lại. Giờ đây, thi sĩ họ Hàn ít nhiều đã bạo dạn hơn trước. Bài thơ Hồn cúc đã chứng minh tình cảm của chàng: "Bấy lâu sát ngõ, chẳng ngăn tường/ Không dám sờ tay sợ lấm hương/ Xiêm áo đêm nay tề chỉnh quá/ Muốn ôm hồn cúc ở trong sương".
Năm 1936, Hoàng Cúc theo gia đình về Huế sinh sống. Sau đó, nàng bắt đầu ăn chay trường, trở thành cư sĩ, sống cuộc đời lặng lẽ bí ẩn. Cũng trong năm đó, Hàn Mặc Tử in tập Gái quê, là tập thơ mới đầu tiên kể từ khi chàng bỏ làm thơ Đường luật. Mặc Tử mang theo một số tập ra Huế, và gặp lại Hoàng Cúc trong dịp hội chợ nhưng không dám tặng. Mặc Tử cũng tìm đến Vỹ Dạ - nơi ở của Hoàng Cúc - nhưng chỉ đứng ngoài cổng một lúc rồi bỏ đi.
Nhiều năm sau đó, hai người không còn liên lạc gì với nhau. Một hôm, Hoàng Cúc nghe tin Mặc Tử bị bệnh phong, liền gửi thư thăm hỏi. Quá cảm động, Mặc Tử đã sáng tác bài Đây thôn Vỹ Dạ gửi tặng nàng.
Chuyện tình Hoàng Cúc - Hàn Mặc Tử cũng có những điều gây tranh cãi như trường hợp Mộng Cầm. Hoàng Cúc đã có lần công khai phủ nhận chuyện nàng có tình cảm với Hàn Mặc Tử. Năm 1969, nhà thơ Quách Tấn, người bạn thân thiết của Hàn Mặc Tử, viết một hồi ký lấy tên Đôi nét về Hàn Mặc Tử đăng trên tạp chí Văn, trong đó có phần nói đến mối quan hệ giữa Hoàng Cúc và nhà thơ tài hoa bạc mệnh. Quách Tấn cho rằng hai người không thành duyên nợ là do thân sinh của Hoàng Cúc chê Hàn Mặc Tử không xứng. Hoàng Cúc đọc được hồi ký này, và ngày 15/3/1971, nàng gửi thư cho Quách Tấn để "nói lại cho rõ". Hoàng Cúc phản bác một số chi tiết nhỏ mà Quách Tấn nêu ra: "Hồi ấy tuy Tử ở gần nhà tôi, song Tử và tôi cách xa nhau như hai ngọn núi. Tử thì kín đáo và bẽn lẽn như con gái, còn tôi thì bí mật và xa lạ như cung trăng! Tuy thế Tử cũng đã tìm cách để gặp, nhưng vẫn chưa toại nguyện...".
Thế nhưng Quách Tấn kiên quyết bảo vệ lập trường của mình trong các chi tiết thể hiện việc Hàn Mặc Tử và Hoàng Cúc có yêu nhau: "Những chi tiết trong cuộc tình duyên của Tử - Cúc, thì nhất định ký ức tôi không phản tôi, vì không có gì phức tạp khó nhớ. Việc Tử nhờ người đến dạm là có thật. Người ấy là nhà thầu khoán Bùi Xuân Lang ở Quy Nhơn, vừa thân với Tử, vừa quen với cụ Hoàng Phùng".
Hoàng Cúc ngày ấy là một thiếu nữ trẻ trung yêu đời, lại ít nhiều có tâm hồn văn chương, việc đáp lại những tình cảm của một người như Hàn Mặc Tử là có thể xảy ra. Nhưng sau này cũng như Mộng Cầm, nàng đã cố gắng chôn chặt những điều thầm kín riêng tư vào cõi lòng. Là một người xa lánh cuộc đời để tìm đến cõi thiền, những chuyện tình cảm dù có cũng không thể phơi bày ra công chúng. Vì thế việc Hoàng Cúc phủ nhận chuyện tình cảm với Hàn Mặc Tử có thể hiểu được.

Thác Cam Ly

Vị trí: Thác Cam Ly nằm trên dòng suối Cẩm Lệ, cách trung tâm thành phố Đà Lạt hơn 2km về phía tây.

Đặc điểm: Ngọn thác hùng vĩ gắn với quang cảnh của các đồi thông bao quanh đã tạo nên một thắng cảnh khó quên trong lòng du khách khi tới Đà Lạt.

Du khách đi dạo ven hồ Xuân Hương cũng nghe tiếng suối chảy róc rách. Một dòng suối đổ vào hồ ở phía bắc, một dòng khác từ hồ chảy ra ở phía nam luồn dưới một cây cầu, ở gần bến xe. Chân cầu là đập ngăn dòng suối lại để điều hoà mực nước hồ. Cả hai dòng suối đều mang tên Cam Ly. Dòng chảy ra lượn về phía tây, khi cách hồ 2km phải vượt qua một đoạn suối bị chặn ngang bởi những tảng đá hoa cương lớn, tạo thành thác Cam Ly đẹp nổi tiếng của Đà Lạt với độ cao khoảng 30m. Vào mùa mưa, nước từ thượng nguồn đổ về thác tạo thành sương trắng cả một vùng trông rất thơ mộng. Cũng chính vì vậy mà Cam Ly một thời đã từng đi vào thơ ca, nhạc hoạ…Hình ảnh của Cam Ly được giới thiệu trong tạp chí “Revue indochine” và kể cả một số báo chí của Pháp trước đây.

Theo truyền thuyết mà các già làng ở đây kể lại thì tên Cam Ly có nguồn gốc từ tiếng K’Ho. Khi dòng Cẩm Lệ chảy ngang qua một ngôi làng của một bộ tộc người Lạt, vị tù trưởng người K’ Ho của tộc Lạt đó có tên K’ Mly nên dân trong vùng lấy tên ông đặt cho dòng suối nước của họ để ghi nhớ công lao của chủ làng đã cai quản buôn làng tươi đẹp. Và lâu ngày người ta đọc thành Cam Ly. Bên cạnh đó, có một giả thiết cho rằng Cam Ly xuất phát từ gốc Hán- Việt (cam là ngọt và ly là thấm vào). Có nghĩa rằng Cam Ly là biểu tượng của một dòng suối có nước ngọt từng làm đắm say lòng khách lãng du.Thác Cam Ly trước đây còn gắn với một khu rừng thông bên cạnh, được mang tên “rừng ái ân” (boie d’ramour) nhưng ngày nay khu rừng ấy không còn nữa. Dòng thác thiếu nước về mùa khô nhưng mùa mưa nước chảy cuồn cuộn, từng khối nước khổng lồ đổ xuống dữ dội.

ân khấu nhạc nước Cam Ly có 24 hiệu ứng, các ca sĩ chỉ cần đưa bài hát trước 3 ngày sẽ lập trình xong phần mềm nhạc nước “múa” phụ họa khi ca sĩ hát. Vốn đầu tư cho công trình văn hóa nghệ thuật này khoảng 20 tỉ đồng. Dù phương án làm trong sạch dòng thác chưa được triển khai, nhưng sau khi được thuê mặt bằng (trong 5 năm) và được phép của Bộ VH-TT-DL, Công ty công nghệ giải trí Tết bắt tay xây dựng công trình nhạc nước đầu tiên ngay dưới chân thác Cam Ly. Nhiều người cho rằng đây là một sự mạo hiểm. Thế nhưng anh Trần Trọng Tân, chủ nhân của sân khấu nhạc nước Cam Ly lại rất tự tin: "Cam Ly là một trong những dòng thác đẹp nhất ở Đà Lạt, tôi mê Cam Ly từ rất lâu, tôi muốn "đánh thức" Cam Ly bằng một sân khấu nhạc nước hiện đại bậc nhất Việt Nam". Theo anh Tân, Đà Lạt ban ngày thì đầy ắp chương trình cho du khách tham quan, nhưng về đêm không có sân chơi nào cả, nên anh muốn tạo ra một sản phẩm du lịch mới cho phố núi này. Tân cũng từng là thành viên của ban nhạc của nhạc sĩ Lê Hựu Hà. Anh đã bỏ ra 3 tháng để nghiên cứu và lập trình thành công chương trình nhạc nước riêng của mình.

Vịnh Vĩnh Hy

Vịnh Vĩnh Hy nằm cách trung tâm thị xã Phan Rang - Tháp Chàm 42 km theo hướng đông bắc, thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận). Đầu năm 2000, khu du lịch vịnh Vĩnh Hy được đưa vào khai thác, đến nay được đánh giá là tuyến du lịch sinh thái lý tưởng nhất khu vực Nam Trung Bộ.
Trước khi vào vịnh, du khách sẽ được tận mắt ngắm cảnh hoang sơ quyến rũ của khu bảo tồn thiên nhiên Núi Chúa, nơi có hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng hiếm thấy nhất ở nước ta với nhiều sinh vật phong phú và tận hưởng bầu không khí trong lành của núi rừng ở độ cao hơn 1.000m so với mặt biển. Từ đỉnh núi này, nhìn về hướng đông, vịnh Vĩnh Hy vẫn còn vẻ đẹp nguyên sơ mà thiên nhiên đã tạo nên, được ví như một nàng tiên nằm yên ắng bình lặng, được các dãy núi hùng vĩ bao quanh, che chở.
Đưa du khách chinh phục vịnh Vĩnh Hy là những chiếc tàu du lịch được thiết kế rất độc đáo. Đáy tàu làm bằng một loại kính trong suốt. Du khách chỉ cần ngồi trên tàu chiêm ngưỡng những rặng san hô nhiều màu sắc rực rỡ như những cánh hoa dưới lòng đại dương. Tại đây, có rất nhiều bãi dừng chân. Trước tiên là bãi Bà Điên, du khách có thể vừa tắm biển, vừa thử sức mình leo lên những vách núi uy nghiêm. Và đến bãi Đá Tròn, du khách có thể tự mình sưu tập những đồ vật lưu niệm miễn phí từ thiên nhiên, đó là những viên đá nhiều màu sắc bị sóng biển xói mòn trông rất lạ mắt... Càng đi sâu vào vịnh, du khách còn có dịp chứng kiến những cánh tay khỏe khoắn của ngư dân tung lưới đánh bắt cá thu, giống cá đặc trưng khu vực miền Trung và hưởng niềm vui tự tay thả mồi cho những con tôm hùm sinh sống trên các bè trôi.
Đêm xuống, nhìn ra vịnh, ngọn đèn sáng nhấp nhô từ những chiếc tàu đánh cá của ngư dân, trông xa xa như một thành phố trên biển. Khách du lịch có thể nghỉ ngơi trên các nhà sàn, vui chơi, nhảy múa và thưởng thức rượu cần cùng bà con dân tộc Raglai sống quanh vịnh Vĩnh Hy.

Ninh chữ

Vị trí: Bãi biển Ninh Chữ nằm ở xã Khánh Hải, huyện Ninh Hải, cách thị xã Phan Rang - Tháp Chàm 6 km về phía Đông

Đặc điểm: Bãi biển Ninh Chữ là 1 trong 9 bãi tắm đẹp nhất của Việt Nam, có chiều dài 10 km, bờ biển bằng phẳng hình vòng cung, nước trong xanh, cát trắng mịn, không khí trong lành, quanh năm sóng vỗ rì rào..

Cách thị xã Phan Rang 5km về phía đông (theo hướng đường Ngô Gia Tự kéo dài xuống Ninh Hải), bãi biển Ninh Chữ là bãi tắm đẹp, xung quanh là rừng dương và các núi Ðá Chồng, núi Tân An, núi Cà Ðú... rất thích hợp cho các hoạt động du lịch như tắm biển, lướt ván, câu cá, du thuyền, leo núi, săn bắn. Khí hậu Ninh Chữ mát mẻ, nắng ấm quanh năm.

Nơi đây có khách sạn Ninh Chữ (đạt tiêu chuẩn 2 sao ) và những bungalow xinh xắn, tiện nghi, lịch sự, ẩn mình trong rừng dương xanh ngút ngàn, liền kề những cánh đồng lúa bát ngát, thoang thoảng hương thơm.

Bên cạnh bờ biển có: Đầm nại giàu tôm, cá, mực, núi đá Chồng, Tân An, Cà Đú, với những tảng đá lớn nhỏ xếp chồng chênh vênh và tạo thành một quần thể thiên nhiên đẹp mắt và hài hòa

Tuy nằm cách xa thị xã, đường quốc lộ, trong một con đường cụt, nhưng bãi biển Ninh Chữ thuộc thôn Bình Sơn, xã Văn Hải, tỉnh Ninh Thuận vẫn là một trong những bãi biển đẹp của miền Trung. Tại đây du khách được thưởng thức một thắng cảnh độc đáo, hoàn toàn khác lạ.
Ninh Chữ có một vườn dương sát biển, nên không cần ô, không cần nhà mát, hay cả ghế bố, du khách vẫn có thể nằm dài trên thảm lá dương ngắm biển. Bờ biển ở đây có những nét cong độc đáo với bãi cát màu vàng nhạt. Bãi tắm rất sạch và yên tĩnh. Cạnh đó có một khách sạn tiện nghi và một dãy theo kiểu nhà rông, cũng được xây dựng sát mé biển hài hòa với nét đẹp thiên nhiên.
Đến với Ninh Chữ, bạn còn có một chuyến du lịch tiết kiệm. Giá thuê phòng khách sạn rất phải chăng, lại nằm sát biển nên không phải tốn thêm chi phí thuê ghế nghỉ, tắm nước ngọt... Các món ăn bán dọc theo bãi biển cũng khá rẻ.
Từ Ninh Chữ, khách du lịch có thể đến thôn Tri Thủy nằm ven cửa biển nhỏ. Tại đây có những cảnh núi và biển nằm cạnh bên nhau. Núi không um tùm cây cỏ mà có dáng dấp như các non bộ, gồm nhiều hòn cao thấp khác nhau màu xám trắng, chen giữa lơ thơ cây lá. Trên sườn núi là vài ngôi chùa cổ, vài xóm nhà ngói lơ thơ. Đi một chút nữa bạn sẽ đến bãi biển hoang, cũng xanh mát rừng dương với những tảng đá hình thù kỳ dị, nằm chơ vơ trên cát. Nếu bạn cần một không gian tuyệt đối yên tĩnh, vắng vẻ và thơ mộng thì đây chính là nơi bạn mong đợi.
Những vườn nho ở Ninh Chữ sẽ làm chuyến du lịch của bạn thêm phần hấp dẫn. Hương vị trái nho ăn tại vườn ngay khi vừa hái sẽ đọng mãi trong lòng bạn sau chuyến đi.

Dinh Bảo Đại

Dinh Bảo Đại
Dinh III, còn gọi là dinh Bảo Ðại, được xây trong khoảng từ năm 1933 đến 1938 là nơi gia đình Bảo Đại sinh sống và làm việc ở thành phố Đà Lạt. Dinh III do một kiến trúc sư người Pháp và kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát thiết kế[1].

Miêu tả

Dinh III nằm giữa rừng Ái Ân, trên đỉnh đồi mà trong dự án chỉnh trang Ðà Lạt của Hébrard dành cho dinh toàn quyền. Toàn thể công trình mang phong cách kiến trúc Châu Âu, điển hình là trước biệt điện và sau biệt điện đều có vườn hoa.
Tương tự như dinh II, dinh III là một công trình kiến trúc đồ sộ với mái bằng và các hình khối cân đối nhưng không đăng đối một cách cứng nhắc. Biệt điện có 2 tầng:
·                     Tầng trệt: dùng làm nơi hội họp, yến tiệc, tiếp khách ngoại quốc và quan chức chính phủ Hoàng triều cương thổ. Cửa chính diện rộng vừa phải (khoảng 4m), có sảnh trước khi vào tầng trệt là phòng tiếp tân và các phòng làm việc: bên phải là văn phòng của vua Bảo Ðại, thư viện; bên trái là phòng họp và các phòng làm việc khác; phía trong là phòng giải trí. Ðiều đáng chú ý là việc thiết kế các phòng làm việc của dinh được gắn với các tiểu cảnh kiến trúc không gian phía trong và ngoài thông với nhau qua các lối đi và cửa sổ kính bằng khung thép, tạo ra một khung cảnh hài hoà giữa kiến trúc và thiên nhiên. Tại phòng khánh tiết vẫn còn một kỷ vật là bức tranh đền Angkor Wat do hoàng thân Shihanouk (Campuchia) tặng cho Bảo Đại.
·                     Tầng lầu:Toàn bộ tầng 2 của dinh được dùng cho sinh hoạt gia đình, gồm các phòng ngủ của Vua Bảo Ðại, của hoàng hậu Nam Phương, của các công chúa và hoàng tử Bảo Long, các công chúa Phương Mai, Phương Liên, hoàng tử Bảo Thăng. Phía ngoài phòng ngủ của cựu hoàng là Lầu Vọng nguyệt khá đẹp dùng làm nơi cựu hoàng và hoàng hậu ngắm trăng. Do thái tử Bảo Long là người được chọn kế nghiệp ngai vàng (từ năm 1939) nên trong phòng trang hoàng toàn màu vàng.
Vua Bảo Đại có một bà vợ chính thức là hoàng hậu Nam Phương (tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan), con nhà hào phú Nguyễn Hữu Hào). Từ năm 1949, khi hoàng hậu Nam Phương đưa các con sang sống, học tập bên Pháp thì Bảo Đại chung sống với 3 thứ phi là Bùi Mộng Điệp[2], Phi ánh và bà Jeny Woong (người Hương Cảng).
Sau khi Bảo Đại qua Pháp sống lưu vong, dinh là nơi nghỉ mát cao cấp của chính phủ Ngô Đình Diệm và sau này là Dinh của Nguyễn Văn Thiệu. Trong nhiều năm, dinh thuộc Ban tài chính quản trị tỉnh uỷ Lâm Đồng và mới được giao về cho Công ty du lịch dịch vụ Xuân Hương quản lý từ giữa năm 2000.

Giá trị

Ngoài giá trị Dinh là một trong những kiến trúc Châu Âu đặc sắc, Dinh còn chứa đựng nhiều cổ vật cung đình Huế[3] mà còn chứa đựng hầm rượu chìm dưới đất. Ngoài ra, Dinh còn chứa những sản vật mà Bảo Đại săn bắt được như: 3 bộ da cọp, ngà voi.[4]
Dinh còn là điểm tham quan hấp dẫn trong số 2 Dinh còn lại.
Tiểu sử Bảo Đại
Bảo Đại (chữ Hán: 保大; 22 tháng 10, 1913 – 31 tháng 7, 1997) là vị vua thứ mười ba và cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Đúng ra "Bảo Đại" chỉ là niên hiệu nhà vua nhưng nay thường dùng như là tên nhà vua khi tại vị và sau khi thoái vị dưới danh nghĩa cựu hoàng.

Tiểu sử

Thuở nhỏ

Ông hoàng Bảo Đại tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (阮福永瑞), còn có tên Nguyễn Phúc Thiển (阮福晪), tục danh "mệ Vững"[1] sinh ngày 22 tháng 10 năm 1913 (ngày 23 tháng 9 năm Quý Sửu) tại Huế, là con của vua Khải Định và bà Từ Cung Hoàng Thị Cúc. Về thân thế của Bảo Đại vẫn còn nhiều nghi ngờ, vì vua Khải Định bị mang tiếng là bất lực và không thích gần đàn bà [2].
Ngày 28 tháng 3 năm 1922, Vĩnh Thuỵ được xác lập Đông cung Hoàng Thái tử. Ngày 15 tháng 6 năm 1922, Vĩnh Thuỵ cùng vua cha Khải Định sang Pháp để thưởng ngoạn cuộc triển lãm hàng hóa tại Marseille, Pháp. Tháng 6 năm 1922, Vĩnh Thụy được vợ chồng cựu Khâm sứ Trung kỳ Jean François Eugène Charles nhận làm con nuôi và cho ăn học tại học ở trường Lycée Condorcet rồi sau ở trường Sciences Po (École libre des sciences politiques), Paris.
Tháng 2 năm 1924, Vĩnh Thụy về nước để dự Lễ Tứ Tuần Đại Khánh vua Khải Định, đến tháng 11 năm 1924 trở lại nước Pháp để tiếp tục học.
Vua Khải Định mất ngày 6 tháng 11 năm 1925, Vĩnh Thụy về nước thọ tang vua cha và ngày 8 tháng 1 năm 1926, Vĩnh Thụy được tôn lên kế vị làm vua lấy niên hiệu Bảo Đại. Tháng 3 cùng năm, Bảo Đại trở lại Pháp để tiếp tục học tập. Từ niên khóa 1930, Bảo Đại theo học trường Khoa học Chính trị (Sciences Po). Đến tháng 9 năm 1932, Bảo Đại hồi loan về nước.

Lên ngôi

Tháng 9 năm 1932, Bảo Đại hồi loan trở về nước, chính thức làm vua. Bảo Đại đã cải cách công việc trong triều như sắp xếp lại việc nội chính, hành chính...Bảo Đại đã cho bỏ một số tập tục mà các tiên vương đã bày ra như thần dân không phải quỳ lạy mà có thể ngước nhìn long nhan nhà vua khi nhà vua tới, mỗi khi vào chầu các quan Tây không phải chắp tay xá lạy mà chỉ bắt tay vua, các quan ta cũng không phải quỳ lạy... Bảo Đại đã cho các thượng thư già yếu hoặc kém năng lực như Nguyễn Hữu Bài về hưu, sắc phong thêm 4 thượng thư mới xuất thân từ giới học giả và hành chính là Phạm Quỳnh, Thái Văn Toản, Hồ Đắc KhảiNgô Đình Diệm. Ông thành lập Viện Dân biểu để trình bày nguyện vọng lên nhà vua và quan chức bảo hộ Pháp và cho phép Hội đồng tư vấn Bắc Kỳ được thay mặt Nam triều trong việc hợp tác với chính quyền bảo hộ, tháng 12 năm 1933, Bảo Đại ngự du Bắc hà thăm dân chúng.
Ngày 20 tháng 3 năm 1934, Bảo Đại làm đám cưới với Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan và tấn phong bà làm Nam Phương Hoàng hậu. Đây là một việc làm phá lệ bởi vì kể từ khi vua Gia Long khai sáng triều Nguyễn cho đến vua Khải Định, các vợ vua chỉ được phong tước Vương phi, sau khi mất mới được truy phong Hoàng hậu. Ông là nhà vua đầu tiên thực hiện bỏ chế độ cung tần, thứ phi. Cuộc hôn nhân này cũng gặp phải rất nhiều phản đối vì Nguyễn Hữu Thị Lan là người Công giáo và mang quốc tịch Pháp.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam, ngày 11 tháng 3 năm 1945, Bảo Đại ra đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc lập", tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam.
Ngày 7 tháng 4 năm 1945, Bảo Đại ký đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim và ngày 12 tháng 5 giải thể Viện Dân biểu Trung Kỳ. Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam.

Thoái vị

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 25 tháng 8, Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh buộc Bảo Đại phải thoái vị. Bảo Đại thoái vị trong một buổi lễ long trọng ở Ngọ Môn, Huế vào chiều 30 tháng 8, trao quốc ấn Hoàng đế Chi Bửu và thanh kiếm bạc nạm ngọc cho đại diện của chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là ông Trần Huy Liệu. Ông trở thành "công dân Vĩnh Thụy". Trong dịp này, ông có câu nói nổi tiếng "Thà làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ".
Tháng 9 năm 1945, ông được Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mời ra Hà Nội nhận chức "Cố vấn tối cao Chính phủ Lâm thời Việt Nam", ông là một trong 7 thành viên của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Hồ Chí Minh đứng đầu.
Ngày 6 tháng 1 năm 1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 16 tháng 3 năm 1946, ông tham gia phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Trùng Khánh thăm viếng Trung Hoa, nhưng ông không trở về nước, mà về Côn Minh rồi Hương Cảng. Tại Côn Minh, ông đã tiếp xúc với nhiều giới chính trị, trong đó có người Mỹ. Đại Tướng Marshall, đại diện Hoa Kỳ, đã đem bản giao ước với Bảo Đại về trình Tổng thống Harry S. Truman. Bảo Đại bèn viết thư về nước xin từ chức "Cố vấn tối cao" trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Làm Quốc trưởng

Năm 1947, cựu trùm mật thám Pháp ở Đông Dương là Cousseau đã tiếp xúc với Bảo Đại tại Hồng Kông, ngỏ ý mời ông về nước nắm quyền, hình thành nên "giải pháp Bảo Đại" để chống lại cuộc chiến giành độc lập của phong trào Việt Minh. Ngày 24 tháng 4 năm 1948, thiếu tướng Nguyễn Văn XuânTrần Văn Hữu cũng bay tới Hồng Kông để gặp Bảo Đại xin thành lập Chính phủ Lâm thời cho Việt Nam, ngày 15 tháng 5, Bảo Đại gửi thông điệp cho tướng Xuân, tán thành sự thành lập Chính phủ Trung ương Lâm thời Việt Nam do tướng Xuân điều khiển "để giải quyết vấn đề Việt Nam đối với Pháp và dư luận Quốc tế".
Ngày 5 tháng 6 năm 1948, Bảo Đại đã gặp gỡ Cao ủy Pháp Bollaert ở vịnh Hạ Long, trên chiến hạm Duguay Trouin, bản tuyên ngôn Việt - Pháp được công bố, theo đó nước Pháp thừa nhận nền độc lập và thống nhất của Việt Nam.
Ngày 8 tháng 3 năm 1949, Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại đã ký Hiệp ước Elysée, thành lập một chính quyền Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, gọi là Quốc gia Việt Nam, đứng đầu là Bảo Đại. Bảo Đại yêu cầu Pháp phải trao trả Nam Kỳ cho Việt Nam và Pháp đã chấp nhận yêu cầu này.
Người Pháp làm lễ trao ấn kiếm cho Quốc trưởng Bảo Đại (3 tháng 3 năm 1952)
Ngày 24 tháng 4 năm 1949, Bảo Đại về nước. Hai tháng sau, vào ngày 14 tháng 6, Bảo Đại tuyên bố tạm cầm quyền cho đến khi tổ chức được tổng tuyển cử và tạm giữ danh hiệu Hoàng đế để có một địa vị quốc tế hợp pháp. Ngày 20 tháng 6 năm 1949, thủ tướng Nguyễn Văn Xuân đệ đơn từ chức, Chính phủ Lâm thời Nam phần tuyên bố giải tán. Ngày 21 tháng 6, thỏa ước Elyseé được công bố.
Ngày 1 tháng 7 năm 1949, Chính phủ Lâm thời của Quốc gia Việt Nam được thành lập theo sắc lệnh số 1-CP của thủ tướng, tấn phong Bảo Đại là Quốc trưởng, trung tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng[3] (Có tài liệu ghi Bảo Đại là Quốc trưởng kiêm Thủ tướng, Nguyễn Văn Xuân là phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng[4]). Tháng 1 năm 1950, Bảo Đại chỉ định Nguyễn Phan Long làm Thủ tướng. Ngày 27 tháng 4 năm 1950, giải tán chính phủ Nguyễn Phan Long và ủy nhiệm Thủ hiến Trần Văn Hữu thành lập chính phủ mới. Chính phủ do Trần Văn Hữu làm Thủ tướng tồn tại đến ngày 6 tháng 6 năm 1952 thì phải cáo lui, nhường chỗ cho Nguyễn Văn Tâm lên làm thủ tướng cùng thành phần tổng, bộ trưởng đa số là người do Pháp đào tạo.
Ngày 20 tháng 11 năm 1953, hoàng thân Bửu Lộc từ Pháp về Sài Gòn lập chính phủ thay thế chính phủ Nguyễn Văn Tâm. Thời gian này, Quốc trưởng Bảo Đại sống và làm việc tại biệt điện ở Đà Lạt. Xung quanh nơi ở của Bảo Đại có cả một trung đoàn Ngự lâm quân bảo vệ và có cả một đoàn xe riêng gọi là "công xa biệt điện", lại có cả một đội máy bay riêng do các phi công người Pháp lái phục vụ.
Ngày 11 tháng 1 năm 1954, Chính phủ mới do Bửu Lộc thành lập trình diện Bảo Đại nhưng đến ngày 16 tháng 6 năm 1954, Bửu Lộc từ chức. Quốc trưởng Bảo Đại mời Ngô Đình Diệm về nước, ngày 6 tháng 7, Ngô Đình Diệm thành lập chính phủ mới.
Sau Hiệp định Genève 1954, Pháp phải rút khỏi Đông Dương, chính quyền và quân đội Quốc gia Việt Nam tập kết ở miền Nam Việt Nam chờ tổng tuyển cử để thống nhất Việt Nam.
Ngô Đình Diệm tiến hành cải tổ chính phủ lần thứ nhất vào ngày 24 tháng 9 năm 1954 và lần thứ hai vào ngày 10 tháng 5 năm 1955.
Tháng 9 năm 1954, tướng Nguyễn Văn Hinh không chịu dưới quyền chỉ huy của Ngô Đình Diệm nên đánh điện sang Pháp nhờ Bảo Đại can thiệp. Bảo Đại điện về Sài Gòn triệu tập Diệm sang Cannes gặp Bảo Đại để bàn lại việc sắp xếp nhân sự nhưng Diệm không đi. Bảo Đại quyết định điện về Sài Gòn cách chức thủ tướng của Ngô Đình Diệm.
Tuy nhiên, ngày 4 tháng 10 năm 1955, Ủy ban trưng cầu dân ý thành lập đưa ý kiến đòi truất phế Quốc trưởng Bảo Đại và đưa Thủ tướng Ngô Đình Diệm lên làm Quốc trưởng. Đến ngày 26 tháng 10 năm 1955, Ngô Đình Diệm được suy tôn lên chức vị Quốc trưởng, và với 5.721.735 phiếu truất, Quốc trưởng Bảo Đại bị phế truất và bắt đầu cuộc sống lưu vong tại Pháp cho đến ngày tạ thế.[5]

Cuộc sống lưu vong

Ông sống tại Cannes, sau đó chuyển đến vùng Alsace. Bảo Đại giao du với Jean de Beaumont, cựu nghị sĩ Nam Kỳ, một tay săn bắn có hạng. Bị cơ quan thuế để mắt tới, không còn tiền tài trợ của chính phủ Pháp, ông phải bán dần tài sản của mình. Năm 1963, Nam Phương Hoàng hậu qua đời ở Chabrignac. Năm 1982, khi đã tiêu pha hết cả tài sản, Bảo Đại kết hôn với Monique Baudot, một phụ nữ Pháp kém Bảo Đại hơn 30 tuổi (Monique Baudot sinh năm 1946). Bảo Đại nhập đạo Công giáo lấy tên thánh là Jean-Robert.
Năm 1982, nhân khai trương Hội Hoàng tộc ở hải ngoại, Bảo Đại lần đầu tiên sang thăm Mỹ với tư cách cá nhân. Trong chuyến đi này ông đã nhận tên cha để làm lại giấy khai sinh cho những người con ngoại hôn trước đây không ghi tên cha. Tại thị trấn Sacramento, ông được tặng chiếc chìa khóa vàng tượng trưng cho thị trấn này. Ông cũng được bà thị trưởng thành phố Westminster, California tặng danh hiệu "công dân danh dự" của thành phố.

Tang lễ

Mộ cựu hoàng Bảo Đại tại Nghĩa trang Passy Paris.
Cựu hoàng Bảo Đại là vị vua thọ nhất nhà Nguyễn. Ông qua đời ngày 31 tháng 7 năm 1997 tại Quân y viện Val-de-Grâce, hưởng thọ 84 tuổi. Ông cũng là một phế đế sống thọ nhất trên thế giới thời hiện đại. Trước đó ông có nhận lời về tham dự Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Pháp ngữ (La Francophonie) được tổ chức tại Hà Nội vào 1997.
Đám tang Bảo Đại được điện Elysée đứng ra lo liệu đầy đủ và trang trọng. Về phía gia đình, ngoài bà quả phụ Vĩnh Thụy Baudot có hoàng tử Bảo Long và các công chúa cùng đến tiễn đưa thân phụ, ngoài ra còn có bà Didelot (chị ruột của bà Nam Phương), tuy đã 90 tuổi nhưng cũng tới dự. Linh cữu Bảo Đại được đưa từ Quân y viện Val de Grace tới thánh đường Saint Pierre de Chaillot để làm lễ cầu hồn. Ông được an táng tại nghĩa trang Passy, quận 16, Paris, khá gần tháp Eiffel. Đám tang Bảo Đại được nhà nước Pháp cử một tiểu đội lính lê dương quân phục trắng, gù đỏ trên vai, bồng súng, một sĩ quan cầm quốc kỳ Pháp đi đầu và tiểu đội lính cầm súng đi hai bên linh cữu. Chính phủ Pháp có cử đại diện đến dự lễ, chia buồn và tiễn đưa. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi điện chia buồn đến tang quyến và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã gửi vòng hoa viếng.
Trả lời BBC về sự kiện này, bà Monique nói "Ngày hôm nay tôi rất đau buồn. Dĩ nhiên rồi, trước hết và trên hết là vì chồng tôi vừa qua đời. Nhưng hôm nay trang sử của triều Nguyễn Việt Nam cũng được chấm dứt. Tôi cầu nguyện cho chồng tôi".[6]

Nam Phương

Nam Phương Hoàng Hậu (chữ Hán南芳皇后, tên thật Nguyễn Hữu Thị Lan; 1914 - 1963) là vợ của vua Bảo Đại. Bà là vị hoàng hậu duy nhất được phong khi còn sống của nhà Nguyễn, cũng là hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.

Xuất thân

Bà khuê danh là Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh ngày 4 tháng 12, 1914 tại Gò Công, Tiền Giang, xuất thân trong một gia đình Công giáo giàu có bậc nhất miền Nam thời bấy giờ, do đó bà còn có tên thánh là Marie Thérèse (Maria Têrêsa)[1]. Bà là con gái của đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào và là cháu ngoại của ông Lê Phát Đạt, tức Huyện Sỹ. Lê Phát Đạt là người bỏ tiền xây dựng Nhà Thờ ở đường Bùi Chu cũ, hiện nay là nhà thờ Huyện Sỹ, đường Tôn Thất Tùng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minhnhà thờ Hạnh Thông TâyGò Vấp (nhà thờ Chí Hòa đường Cách mạng tháng 8 - Q. Tân Bình được xây dựng với số tiền dư khi xây dựng xong nhà thờ Huyện Sỹ) [2]

Cuộc tình với Bảo Đại

Năm 1926, Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan, khi đó 12 tuổi, được gia đình cho sang Pháp học tại trường Couvent des Oiseaux, một trường nữ danh tiếng ở Paris do các nữ tu điều hành. Tháng 9 năm 1932, sau khi thi đậu Tú tài (tốt nghiệp Trung học phổ thông cấp 3 hiện nay), Nguyễn Hữu Thị Lan về nước trên con tàu D’Artagnan của hãng Messagerie Maritime. Vua Bảo Đại hồi loan cũng đi cùng chuyến tàu đó nhưng hai người không gặp nhau[3].
Gần một năm sau đó, trong một buổi dạ tiệc tại khách sạn La Palace tại Đà Lạt do Toàn quyền Đông Dương và viên Đốc lý[4] thành phố sắp đặt, Nguyễn Hữu Thị Lan và Bảo Đại đã gặp nhau.
Về cuộc tình duyên đó, Bảo Đại có viết trong cuốn Con rồng Việt Nam:
"Sau lần hội ngộ đầu tiên ấy, thỉnh thoảng chúng tôi lại gặp nhau để trao đổi tâm tình. Marie Thérèse thường nhắc đến những kỷ niệm ở trường Couvent des Oiseaux một cách thích thú. Cũng như tôi, Marie Thérèse rất thích thể thao và âm nhạc. Nàng có vẻ đẹp dịu dàng của người miền Nam pha một chút Tây phương. Do vậy mà tôi đã chọn từ kép Nam Phương để đặt danh hiệu cho nàng. Các vị Tiên Đế của tôi cũng thường hướng về người đàn bà miền Nam. Nếu tôi nhớ không sai thì trước Hoàng hậu Nam Phương, có đến bảy phụ nữ miền Nam đã từng là chủ nhân của Hoàng thành Huế. Khi chọn phụ nữ miền Nam làm vợ, hình như đức Tiên Đế và tôi đều nghĩ rằng trước kia đức Thế Tổ Cao Hoàng đã được nhân dân miền Nam yểm trợ trong việc khôi phục giang sơn. Chính đó là sự ràng buộc tình cảm giữa Hoàng triều Huế với người dân miền Nam".

Hoàng hậu Nam Phương cũng nhắc lại:
"Hôm đó ông Darle, Đốc Lý thành phố Đà Lạt gởi giấy mời cậu Lê Phát An tôi [5] và tôi đến dự dạ tiệc ở Hôtel Palace. Tôi không muốn đi nhưng cậu An tôi năn nỉ và hứa với tôi là chỉ đến tham dự một chút và vái chào nhà Vua xong là về nên tôi phải đi một cách miễn cưỡng và tôi cũng chỉ trang điểm sơ sài thôi. Chúng tôi đến trễ nên buổi tiệc đã bắt đầu từ lâu. Cậu tôi kéo ghế định ngồi ngoài hiên thì ông Darle trông thấy, ông ta chạy đến chào chúng tôi rồi nắm tay cậu tôi kéo chúng tôi vô nhà. Vừa đi ông vừa nói: "Ông và cô phải đến bái yết Hoàng thượng mới được". Khi cánh cửa phòng khách vừa mở, tôi thấy vua Bảo Đại ngồi trên chiếc ghế bành chính giữa nhà. Ông Darle bước tới bên cạnh Vua rồi nghiêng mình cúi chào và kính cẩn nói:
-Votre Majesté, Monsieur Lê Phát An et sa nièce, Mademoiselle Marie Thérèse. (Tâu Hoàng thượng, đây là ông Lê Phát An và người cháu gái, cô Marie Thérèse)
Nhờ các nữ tu ở trường Couvent des Oiseaux từng chỉ dạy nên tôi biết phải làm gì để tỏ lòng tôn kính đối với bậc Quân Vương, vì vậy tôi đã không ngần ngại đến trước mặt Hoàng Đế, quỳ một gối và cúi đầu sát nền nhà cho đến khi thấy bàn tay cậu tôi kéo tôi dậy, tôi mới đứng lên. Vua gật đầu chào tôi đúng lúc tiếng nhạc vừa trỗi theo nhịp điệu Tango, Ngài ngỏ lời mời và dìu tôi ra sàn nhảy rồi chúng tôi bắt đầu nói chuyện.
Về sau, khi đã trở thành vợ chồng, Ngài mới cho tôi biết hôm đó Ngài rất chú ý cách phục sức đơn sơ của tôi. Tôi nghĩ rằng tôi được nhà Vua lưu ý một phần do trong suốt buổi dạ tiệc chỉ có tôi là người đàn bà Việt Nam duy nhất nói tiếng Pháp và theo hành lễ đúng cung cách lễ nghi Âu tây đối với Ngài".
Bảo Đại say mê Nguyễn Hữu Thị Lan, ông viết lại: Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê. Và khi Bảo Đại hỏi cưới thì gia đình Nguyễn Hữu Thị Lan ra điều kiện:
1.                  Nguyễn Hữu Thị Lan phải được tấn phong Hoàng Hậu Chánh Cung ngay trong ngày cưới.
2.                  Được giữ nguyên đạo Công Giáo, và các con khi sinh ra phải được rửa tội theo giáo luật Công giáo và giữ đạo.
3.                  Riêng Bảo Đại thì vẫn giữ đạo cũ là Phật giáo.
4.                  Phải được Tòa Thánh cho phép đặc biệt hai người lấy nhau và giữ hai tôn giáo khác nhau [6].
Nguyễn Hữu Thị Lan là người nổi tiếng xinh đẹp, từng ba năm liền đạt giải hoa hậu Đông Dương, nhưng bà mang quốc tịch Pháp và theo Công giáo. Vì vậy cuộc hôn nhân giữa Bảo Đại và Nguyễn Hữu Thị Lan gặp phải rất nhiều phản đối. Trước Hoàng Tộc, Bảo Đại đã nói: "Trẫm cưới vợ cho trẫm đâu phải cưới cho cụ Tôn Thất Hân [7] và Triều đình."

Nam Phương Hoàng hậu

Hôn lễ được tổ chức ngày 20 tháng 3 1934Huế. Khi đó Bảo Đại đúng 21 tuổi, còn Nguyễn Hữu Thị Lan 19 tuổi. Ngay ngày hôm sau, lễ tấn phong Hoàng Hậu được diễn ra rất trọng thể ở điện Dưỡng Tâm. Nhà vua phong Hoàng Hậu tước vị Nam Phương Hoàng Hậu. Sự kiện Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong Hoàng hậu ngay sau khi cưới là một biệt lệ đối với các vợ vua triều Nguyễn. Vì mười hai đời vua Nguyễn trước, các bà vợ vua chỉ được phong tước Vương phi, đến khi chết mới được truy phong Hoàng hậu.
Bảo Đại có giải thích thêm về hai chữ Nam Phương như sau: "Tôi đã chọn tên trị vì cho bà Hoàng Hậu mới là Nam Phương. Nam Phương có nghĩa là hương thơm của miền Nam (Parfume du Sud) và tôi cũng ra một chỉ dụ đặc biệt cho phép bà được phục sức màu vàng – màu dành riêng cho Hoàng Đế".
Sau lễ cưới, vua Bảo Đại cùng hoàng hậu Nam Phương dọn về ở tại điện Kiến Trung thuộc khu vực cấm thành. Điện này xây cất từ thời vua Khải Định nhưng được sửa chữa và tân trang các tiện nghi Tây phương vào đầu triều vua Bảo Đại.
Đêm ngày 4 tháng 1 năm 1936, người dân Huế nghe những tiếng súng bắn mừng báo tin Nam Phương đã hạ sanh, và lờ mờ sáng lại một lần nữa 7 tiếng súng thần công làm lay động cả Hoàng Thành, báo hiệu Hoàng hậu Nam phương đã sinh một hoàng tử[8]. Người đó chính là Đông cung Thái tử Bảo Long.
Hoàng hậu Nam Phương cùng Bảo Đại có tất cả 5 người con.
·                     Thái tử Bảo Long, sinh ngày 4 tháng 1 năm 1936
·                     Công chúa Phương Mai, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1937
·                     Công chúa Phương Liên, sinh ngày 3 tháng 11 năm 1938
·                     Công chúa Phương Dung, sinh ngày 5 tháng 2 năm 1942
·                     Hoàng tử Bảo Thắng, sinh ngày 9 tháng 12 năm 1943
Khi đó công việc hàng ngày của hoàng hậu Nam Phương là dạy dỗ các hoàng tử, công chúa. Thỉnh thoảng bà phải cùng các quan ở Bộ Lễ bàn thảo các lễ tiệc trong cung đình, lo việc cúng giỗ các Tiên đế và đi vấn an sức khỏe các bà Tiên cung và Hoàng thái hậu Từ Cung, tức mẹ vua Bảo Đại. Hoàng hậu Nam Phương còn tham gia các việc xã hội và từ thiện. Hàng năm bà đều tham dự các buổi phát giải thưởng cho các học sinh giỏi tổ chức tại trung tâm Accueil gần nhà [Dòng Chúa Cứu Thế]]. Theo lời nữ sĩ Đạm Phương thì có lần Hoàng hậu Nam Phương bảo bà làm đơn xin phép Bộ Giáo Dục đem môn nữ công gia chánh vào học đường.
Hoàng hậu Nam Phương cũng xuất hiện thường xuyên bên cạnh Bảo Đại trong các nghi lễ ngoại giao như đón tiếp Thống chế Tưởng Giới Thạch của Đài Loan, Quốc Vương Soupha Vangvong nước Lào hoặc Quốc vương Sihanouk của Cao Miên... Lần vua Bảo Đại tự mình lái xe hơi đi thăm Nam Vang cũng có mặt Hoàng hậu tháp tùng. Là người Công giáo, hoàng hậu Nam Phương đã đem lại hòa khí giữa các chức sắc đạo Công giáo ở Việt Nam với Hoàng tộc nhà Nguyễn, vốn trước đó có những quan hệ căng thẳng kéo dài.

Trở về cuộc sống thường dân

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 25 tháng 8, Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh điện cho Bảo Đại yêu cầu ông ban dụ thoái vị. Ngày 30 tháng 8 1945, Bảo Đại thoái vị trong một buổi lễ long trọng ở Ngọ Môn, Huế, trao quốc ấn Hoàng đế Chi Bửu và thanh kiếm bạc nạm ngọc cho đại diện của chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là ông Trần Huy Liệu. Tháng 9 năm 1945, ông ra nhận chức "Cố vấn tối cao" trong chính phủ. Ngày 16 tháng 3 1946, ông tham gia phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang thăm viếng Trung Hoa, nhưng không trở về nước. Sau ngày toàn quốc kháng chiến 19 tháng 12 1946, thực dân Pháp trở lại chiếm đóng Huế. Hoàng hậu Nam Phương cùng các con sang Pháp.
Tuy vậy, Nam Phương hoàng hậu được nhiều người đánh giá là người thiết tha với đất nước. Theo tài liệu của sử gia Pháp Jean Renaud do nhà xuất bản Guy Boussac ấn hành năm 1949:
Sau khi quân Pháp dựa vào thế lực của quân Anh quốc để gây hấn ở miền Nam với ý đồ tái chiếm thuộc địa Việt Nam. Lúc đó vua Bảo Đại đã thoái vị, bà Nam Phương đang ở tại An Định cung bên bờ sông An Cựu. Đau lòng trước thảm cảnh mà đồng bào miền Nam, quê hương của bà đang trực tiếp gánh chịu, cựu Hoàng hậu Nam Phương đã gửi một thông điệp cho bạn bè ở Á châu yêu cầu họ lên tiếng tố cáo hành động xâm lăng của thực dân Pháp với lời lẽ như sau:
"Kể từ tháng 3 năm 1945, nước Việt Nam đã thoát khỏi sự đô hộ của người Pháp nhưng vì lòng tham của một thiểu số thực dân Pháp với sự tiếp tay của quân đội Hoàng gia Anh nên hiện nay máu của nhân dân Việt Nam lại tiếp tục chảy trên mảnh đất vốn đã có quá nhiều đau khổ. Hành động này của thực dân Pháp là trái với chủ trương của Đồng Minh mà nước Pháp lại là một thành viên. Vậy tôi tha thiết yêu cầu những ai đã từng đau khổ vì chiến tranh hãy bày tỏ thái độ và hành động để giúp chúng tôi chấm dứt chiến tranh đang ngày đêm tàn phá đất nước tôi.
Thay mặt cho hàng chục triệu phụ nữ Việt Nam, tôi thỉnh cầu tất cả bạn bè của tôi và bạn bè của nước Việt Nam hãy bênh vực cho tự do. Xin các chính phủ của khối tự do sớm can thiệp để kiến tạo một nền hòa bình công minh và chân chính và xin quý vị nhận nơi đây lòng biết ơn sâu xa của tất cả đồng bào của chúng tôi"
Hoàng hậu Nam Phương cũng là người tiêu biểu trong các bà mệnh phụ nhiệt tình với “Tuần lễ Vàng” do Việt Minh phát động tại Huế. Hôm ấy, ngày 17 tháng 9 1945, bà là người đầu tiên đến bên một cái bàn trải khăn đỏ rồi từ từ tháo hết số hàng trang sức bằng vàng đang mang trên người. Sau đó bà được gắn một huy hiệu in cờ đỏ sao vàng.

Lưu vong

Nam Phương Hoàng hậu rời Việt Nam năm 1947. Những năm cuối đời, bà sống lặng lẽ cùng các con tại Perche, một làng cổ ở Chabrignac, tỉnh Corrèze, vùng Limousin nước Pháp. Ngôi nhà của bà có rừng bao quanh, gồm 32 phòng, 7 phòng tắm, 5 phòng khách... Bảo Đại có đến thăm bà vài lần. Tháng 1 năm 1962, công chúa Phương Liên thành hôn với một người Pháp, Bernard Soulain. Bảo Đại cũng đến dự và đám cưới đó là một sự kiện của vùng.
Bà mất ngày 16 tháng 9[9] năm 1963. Ngoài hai người giúp việc trong nhà, không có một người ruột thịt nào có mặt bên cạnh bà trong giờ phút lâm chung. Khi đó các con bà đang đi học hoặc làm ở Paris, còn Bảo Đại sống ở miền Nam nước Pháp.
Đám tang của bà được tổ chức một cách sơ sài lặng lẽ. Ngày tang lễ, ngoài hai Hoàng tử và ba Công chúa đi bên cạnh quan tài của mẹ không có một người bà con nào khác. Về phía quan chức Pháp thì chỉ có hai Quận trưởng của Brive la GaillardeChabrignac. Trong suốt thời gian tang lễ Cựu hoàng Bảo Đại cũng không có mặt.
Hoàng Hậu Nam Phương được chôn cất tại nghĩa địa Chabrignac. Ngôi mộ đơn sơ với tấm bia đá hai mặt ghi hai hàng chữ bằng hai thứ tiếng khác nhau, mặt trước viết chữ Hán, mặt sau viết chữ Pháp:
ĐẠI NAM NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU CHI MỘ
(Mộ phần của Hoàng hậu Nam Phương nước Đại Nam)
ICI REPOSE L'IMPÉRATRICE D'ANNAM NÉE MARIE THÉRÈSE NGUYEN HUU THI LAN
(Đây là nơi an nghỉ của Hoàng hậu An Nam nhũ danh Maria Têrêsa Nguyễn Hữu Thị Lan)


 

Sample text

Sample Text

 
Blogger Templates