Pages

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Sơ lược TPHCM

THUYẾT MINH TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH
1. THUYẾT MINH THEO TUYẾN
              Tuyến Du Lịch Tp.HCM-> Tp.Đà Nẵng
I-Tuyến Tp.HCM-> Phan Thiết (196 Km)-> Phan Rang (338km)-> Nha Trang (466km) -> Tp. Qui Nhơn (670km) ->  Quảng Ngãi (755km) -> Đà Nẵng (977km)
         Địa phận Tp.HCM:
Sơ Lược Về Lịch Sử Hình Thành Của Thành Phố Hơn 300 Năm
Vào khoảng đầu thế kỷ XVII, cả vùng đất Nam Bộ ở trong tình trạng hầu hết đất đai đều hoang vu, rừng hoang bạt ngàn, dân cư thưa thớt, hệ thống sông ngòi chằng chịt. Ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã hình thành một thị trấn nhỏ, hình thức cư trú tập trung ban đầu. Trong số dân cư ở đây, người Khơmer chiếm đa số, cạnh đó còn có những người Việt đầu tiên từ các tỉnh miền Trung vào đây sinh sống. Đây là nơi buôn bán trao đổi của nhân dân trong vùng .
Sự xuất hiện của con người ở vùng này khá sớm, tồn tại nhiều nền văn hoá từ thời kỳ đồ đá đến kim khí với di tích Bến Đò quận 9.
Qua các dữ liệu trong quá khứ và hiện nay, chúng ta thấy trên vùng đất Nam Bộ từ sông Tiền trở lên vùng Tây Bắc ra phía Bà Rịa ở phía Đông đã có giống người sinh sống và tồn tại. Giống người đó ngày nay thuộc hai phần dân tộc chính là Mạ và Stiêng, người Khơme đến sau chiếm một vùng đất trên rẻo đất phía Tây Tây Ninh .
Căn cứ vào thư tịch cổ và các chứng cứ khảo cổ học cho thấy ở miền Nam có sự tồn tại của nền văn hóa sáng giá và vương quốc Phù Nam có nền văn hoá phát triển được mệnh danh là văn hoá Óc Eo. Vương quốc này hiện diện từ thế kỷ II sau Công Nguyên cho đến nửa đầu thế kỷ VIII. Có giả thiết cho rằng vào thời điểm này có một trận hồng thủy lớn đã chôn vùi hải cảng Óc Eo phồn thịnh dưới lớp phù sa .
Sau đó một thời gian, nước Chân Lạp của người Khơmer đang ở sâu trong nội địa Nam Lào mở rộng ra và chia thành hai miền :
_Lục Chân Lạp ở phía Bắc là miền núi đồi .
_Thuỷ Chân Lạp có biển và đầm lầy .
   Thuỷ và Lục Chân Lạp thống nhất vào đầu thế kỷ IX, người Khơmer sống tập trung ở vùng đất cao ráo gần Biển Hồ, xây dựng Ankor huy hoàng. Đồng bằng Nam Bộ nói chung là một vùng gần như hoang dã, chỉ có vài số người Khơme sống rải rác ở vùng cao .
1 .Thời chúa Nguyễn :
Người Việt vào miền Nam lúc nào sử sách không ghi lại. Không ghi vì họ không phải là cánh quân chinh phục, cũng không có sứ mạng rao giảng gì cả, những di dân đầu tiên chỉ là những nông dân nghèo phải tha phương cầu thực. Có thể vào cuối thế kỷ XVI, vào thời Trịnh _Nguyễn phân tranh trong 9 trận đánh lớn kể từ năm 1692 đến 1772 chỉ có một trận đánh lớn là do quân Trịnh chủ động gây chiến, đi từ  Thăng Long vào nhưng đều thất bại. Như vậy, qua mấy chục năm chiến tranh, sự thiệt hại nặng nề thuộc về chúa Trịnh. Điều đó cho thấy những lưu dân người Việt buổi đầu vào đất Gia Định có thể là những người này chạy loạn đến đây .
  Cũng có người cho rằng những lưu dân đầu tiên của người Việt đặt chân đến vùng Mô Xoài vào thời thuộc Minh. Sử sách đã ghi chép về tính hà khắc của bọn xâm lược Minh đối với dân Việt đến nỗi người ta không sống được. Có lẽ lực lượng kháng chiến chống quân Minh của quân dân nhà Trần đã rút vào Thuận Hoá. Cuộc kháng chiến thất bại, sẵn có thuyền bè, lương thực, chắc chắn số người này sẽ căng buồm vào Nam nơi nghe nói trù phú và hoàn toàn vô chủ (giai đoạn này không thể vượt đường bộ vì vùng đất từ núi Bà Rịa vào Nam đến Hàm Tân còn là lãnh thổ của nước Chiêm Thành cho đến 1693).
   Đến năm 1679, hai tướng nhà Minh là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên với 3000 quân và 50 chiến thuyền trốn nhà Thanh chạy sang chúa Nguyễn cho vào Mỹ Tho và Biên Hoà làm ăn. Họ lập ra phố chợ, phát triển sở trường thương mại. Năm 1698 khi lưu dân đã khá đông, chúa Nguyễn cử Thống Suất Nguyễn Hữu Cảnh vào tổ chức bộ máy chính quyền ở Gia Định và lập ra đơn vị hành chính như sau :
              + Lập dinh Phiên Trấn thuộc huyện Tân Bình .
              + Lập dinh Trấn Biên thuộc huyện Phước Long. Hai dinh này thuộc phủ Gia Định .
  Đến năm 1788, Nguyễn Ánh chiếm Gia Định, nâng Gia Định trấn thành Gia Định thành, cho xây dựng thành Bát Quái vào năm 1790 vị trí nằm giữa bốn con đường hiện  nay là Đinh Tiên Hoàng, Lê Thánh Tôn, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu .
 Từ năm 1802 đến năm 1808 đất Sài Gòn thuộc hai huyện Bình Dương và Tân Long, Sài Gòn vừa là trụ sở của trấn Phiên An tại chợ Thị Nghè, vừa là trụ sở của Gia Định thành .
Tháng 7 năm 1832 tả quân Lê Văn Duyệt chết, vua Minh Mạng bỏ cấp thành Gia Định và chia Nam Bộ ra thành Lục tỉnh.
  Đến năm 1836 vua Minh Mạng cho xây thành Phụng sau khi phá bỏ thành Bát Quái với vị trí ngày nay thuộc bốn con đường : Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Mạc Đỉnh Chi .
2. Sài Gòn thời Pháp thuộc:
Đầu thế kỷ XIX, tư bản Pháp phát triển cao đòi hỏi phải có một thị trường cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ hàng hoá sản phẩm sản xuất ở chính quốc. Hai nhân vật quan trọng trong việc cổ vũ Pháp chiếm Việt Nam là giám mục Pellerin_cai quản địa phận Huế và linh mục Huc_cựu thừa sai truyền giáo .
 Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 01-9-1858 Pháp huy động 3000 quân, 14 tàu chiến tấn công Đà Nẵng. Ngày 02-2-1859 Pháp rời Đà Nẵng kéo vào đánh thành Gia Định bằng đường biển rồi tiến vào sông Lòng Tàu, nhưng dọc sông Lòng Tàu có nhiều pháo đài do quân triều đình đóng giữ và đánh trả quyết liệt. Chính vì vậy, đoàn quân viễn chinh phải mất một tuần lễ mới vượt qua được. Tuy nhiên, đến chiều ngày 15-2-1859, quân Pháp vẫn đến cửa ngõ thành Gia Định và bắn đại bác vào thành để yểm trợ cho bộ binh tiến lên cổng thành .
  Quân ta cầm cự đến 10g thì rút, bỏ lại hầu hết súng đạn, 200 khẩu đại bác, 8 chiến thuyền trong xưởng, 85.000kg thuốc súng và nhiều kho gạo đủ để nuôi 7000-8000 người trong một năm. Đến ngày 08-3-1859 Pháp huỷ thành Phụng và triều đình Huế ký hoà ước vào ngày 05-6-1862 giao ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp là: Biên Hoà –Gia Định –Định Tường. Sau đó là hoà ước 1867 giao ba tỉnh miền Tây : Vĩnh Long-An Giang –Hà Tiên. Như vậy trên nguyên tắc chiến tranh giữa Pháp và triều đình Huế chấm dứt. Cả Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp .
    Ngày 08-1-1877 tổng thống Pháp ký sắc lệnh chính thức thành lập thành phố Sài Gòn. Thành phố Sài Gòn được xếp vào loại thành phố cấp I .
    Ngày 20-10-1879, thống đốc Nam Kỳ Le Myre deVillers ban hành nghị định thành lập thành phố Chợ Lớn và xếp vào cấp II.
   Ngày 17-10-1877, tổng thống Nam Kỳ ban hành sắc lệnh thành lập liên bang Đông Dương trong đó có xứ Nam Kỳ. Ngày 12-11-1887, do sắc lệnh của tổng thống Pháp, Sài Gòn được chọn làm thủ phủ Đông Dương .
3. Sài Gòn vào thời Mỹ-Nguỵ:
 Bị sa lầy ở chiến trường Đông Dương, đặc biệt là sau thất bại Điện Biên Phủ, thực dân Pháp buộc phải ngồi vào bàn hội nghị Genève, đàm phán với chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà về việc chấm dứt đưa tay sai Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tướng bù nhìn tại miền Nam Việt Nam và nước ta bị chia cắt làm hai miền .
  Với bản chất hiếu chiến độc tài, gia đình trị, Ngô Đình Diệm chẳng những không được lòng dân mà ngay cả giới sĩ quan, binh lính cũng bất mãn. Chính vì vậy, ngày 01-11-1963 cuộc đảo chính lật đổ chế độ độc tài nổ ra kết thúc cuộc đời Diệm –Nhu trên đường từ nhà thờ Cha Tam về Sài Gòn. Mỹ đưa Nguyễn Văn Thiệu, rồi Trần Văn Hương cuối cùng là Dương Văn Minh lên nắm quyền tổng thống .
4. Thời kỳ thống nhất đất nước :
Từ năm 1974, bộ chính trị đã đề ra kế hoạch và nhiệm vụ cho Cách Mạng miền Nam trong năm 1975-1976. Tuy nhiên, nếu có thời cơ thì giải phóng trong miền Nam ngay trong năm 1975. Trên tinh thần đó, sau hàng loạt chiến thắng của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam: chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế – Đà Nẵng, giải phóng Phước Long, ta tiếp tục mở chiến dịch giải phóng Sài Gòn –Gia Định .
Ngày 14-4-1975 chiến dịch này chính thức mang tên ”chiến dịch Hồ Chí Minh“. Ngày 26-4-1975 quân giải phóng chia làm 5 mũi tiến chiếm được năm mục tiêu quan trọng nhất Sài Gòn .
5g sáng ngày 30-4-1975, sau đợt bắn pháo chuẩn bị, đội hình thọc sâu của quân đoàn 3 vượt qua ngã tư Bảy Hiền tiến đánh sân bay Tân Sơn Nhất. Trên tất cả các hướng, các sư đoàn tiến nhanh về thành phố mà điểm tập hợp là Dinh Độc Lâp Đến 11g30’ ngày 30-4-1975 lá cờ Cách Mạng đã tung bay trên nóc Dinh Độc Lập .
    Sau khi chính quyền cũ Việt Nam Cộng Hoà và đế quốc Mỹ hoàn toàn sụp đổ với sự đầu hàng của tổng thống cuối cùng là Dương Văn Minh nước Việt Nam vẫn còn tồn tại hai chính phủ :
     + Ở miền Bắc đang tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa là chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng .
     + Ở miền Nam là chính phủ Cách Mạng lâm thời miền Nam Việt Nam của nhân dân miền Nam đã đứng lên giải phóng đất nước bao gồm quân giải phóng và các lực lượng tiến bộ khác, quốc kỳ nửa đỏ nửa xanh, sao vàng ở giữa.
    Sau khi giành được độc lập hoàn toàn vào ngày 30-4-1975, ngày 26 và 27-12-1975 tại Dinh Độc Lập lúc bấy giờ đã diễn ra hội nghị Hiệp Thương hai miền Nam –Bắc thống nhất đất nước.
    Sau khi thống nhất đất nước, nước Việt Nam chỉ còn lại một chính phủ là Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam với quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng .
    Ngày 02-7-1976 Quốc hội khoá VI đã chính thức đổi tên Sài Gòn thành Thành Phố Hố Chí Minh .


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Sample text

Sample Text

 
Blogger Templates