Pages

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Sài Gòn - Hòn ngọc viển đông

               Đã có thời kỳ Sài Gòn được coi là hòn ngọc viễn đông,còn Hà Nội được coi là Paris của Châu Á,nhờ sự phồn thịnh và bộ mặt kiến trúc được xây dựng và quy hoạch tuyệt đẹp,nhưng theo năm tháng danh hiệu đó đã biến mất,ngày nay hai danh hiệu này đã không thuộc về Việt Nam nữa mà thuộc về Trung Quốc,thật đau lòng
Hà Nội - Paris của Châu Á :
Khi người Pháp xâm chiếm và đô hộ Việt Nam,cùng với chính sách đàn áp và vơ vét của cải họ đã cho xây dựng Hà Nội theo cách của họ nhằm biến nơi đây trở thành một tiểu Paris hay một Paris của Châu Á và là thủ phủ của toàn Đông Dương

Họ cho xây dựng rất nhiều công trình,trụ sở,đường xá cầu cống có quy mô rất bài bản,các công trình được thiết kế mang đặc trưng của kiến trúc Pháp,và tất cả theo tiêu chuẩn của Pháp,và do các kiến trúc sư hàng đầu của Pháp thiết kế

Kiến trúc Hà Nội khi đó được đánh giá là có một không hai với vẻ đẹp tránh lệ và cổ kính,thành phố của người Pháp

Một vài công trình tiêu biểu nhất của Paris Châu Á có thể kể ra như là Nhà hát lớn Hà Nội,được coi là một phiên bản thu nhỏ của nhà hát lớn Paris,bắt đầu xây dựng từ năm 1902 đến năm 1911 do KTS Broger và Harlioy thiết kế (1901).

kiến trúc sư Gustave Eiffel đã thiết kế cầu Long Biên ( 1898 - 1911 ) người cũng đã thiết kế tháp Eiffel nổi tiếng thế giới

Kiến trúc sư Henri- Auguste Vildieu đã thiết kế Phủ Toàn quyền nay là Phủ Chủ tịch xây dựng năm 1902, Dinh Thống sứ (Bắc Bộ Phủ), Phủ Thống sứ (trụ sở Bộ Thương binh Xã hội), Toà án Tối cao


Kiến trúc sư Ernest Hébrad,thiết kế Trường đại học Đông Dương (1923-1925), Sở Tài chính nay là Bộ Ngoại giao (1925-1927), Nhà thờ Cửa Bắc (1925-1930), Bảo tàng Louis Finot nay là Bảo tàng Lịch sử (1928-1932),…

Kiến trúc sư Gaston Reger đồng nghiệp của ông thiết kế Viện Pasteur nay là Viện vệ sinh Dịch tễ (1925- 1930),… KTS Arthur Kruze, thiết kế Câu lạc bộ Thuỷ quân nay là Tổng cục TDTT (1939), toà báo Văn nghệ Quân đội phố Lý Nam Đế,biệt thự Dielot đầu đường Ngọc Hà

Sài Gòn - Hòn ngọc viễn đông :

Sài Gòn cổ xưa được thành lập từ năm 1623, nhưng tới năm 1698, Chúa Nguyễn mới cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất phương Nam, khai sinh ra thành phố Sài Gòn ngày nay là thành phố Hồ Chí Minh

Sài Gòn dưới thời Pháp cai trị và sau này Mỹ xâm chiếm đã được chú ý cho xây dựng và quy hoạch rất chi tiết bài bản và tham vọng,với vị trí địa lý là trung tâm của vùng Đông Nam Á thuận lợi giao thương nên Sài Gòn nhanh chóng được đầu tư rất nhiều tiền của nên không lâu sau đó Sài Gòn mau chóng trở thành thành phố sầm uất và tráng lệ nhất Châu Á khi đó

Hong Kong,Bangkok,Thượng hải,hay bất kỳ một đô thị nào khác của Châu Á đều thua xa về tiếng tăm và sự tráng lệ giàu có của Sài Gòn lúc bấy giờ

Một số công trình tiêu biểu của Hòn Ngọc Viễn Đông xưa vẫn còn giá trị đến ngày nay như,Chợ Bến Thành cạnh bờ sông Bến Nghé, gần thành Gia Định,một biểu tượng của tp.HCM ngày nay

Nhà thờ Đức Bà ( 1863 - 1865 ) một công trình kiến trúc lớn ở Quảng trường Công xã Pari, trung tâm thành phố, với hai tháp chuông cao 40m,Vượt qua 17 đồ án thiết kế khác, đồ án của kiến trúc sư J. Bourad được chấp thuận

Chùa Vĩnh Nghiêm Chùa kiến trúc theo kiểu cổ kính Á Đông. Công trình được khởi công từ tháng 4-1964 và hoàn thành cơ bản vào năm 1973

Bưu điện trung tâm Sài Gòn ( 1886 - 1891 ) là một công trình xây dựng có phong cách độc đáo về kiến trúc, màu sắc do kiến trúc sư Vilơdic thiết kế

Nhà hát lớn Thành phố Sài Gòn (Théâtre Municipal de Saigon) được khởi công xây dựng vào năm 1898 và khánh thành vào ngày 1/1/1900. Kiến trúc của nhà hát mang đậm phong cách Pháp

Lời kết :

Ngày nay Việt Nam đã được thống nhất và không bị ngoại bang xâm chiếm nữa nhưng nền kiến trúc của chúng ta thì vẫn chỉ là kế thừa từ ngày xưa một phần nhiều là do các kiến trúc sư nước ngoài thiết kế là có dấu ấn và đáng để chúng ta phải xem lại mình

Danh hiệu Hòn Ngọc Viễn Đông và Paris Châu Á đã thuộc về chúng ta dù do chiến tranh hay do nghèo khổ danh hiệu đó tạm thời bị "tuột" khỏi chúng ta,nhưng không có nghĩa là nó sẽ mãi mãi không trở về

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Sample text

Sample Text

 
Blogger Templates