Pages

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Dân tộc Chăm

        • Dân tộc Chăm
        • Người Chăm còn có tên gọi là Chàm, Chiêm, Chiêm Thành… Người Chăm có dân số 98.971 người thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo. Vương quốc Chămpa tồn tại từ thế kỷ II đến đầu thế kỷ XVII. Lãnh thổ kéo dài từ Quảng Bình đến Bình Thuận, số còn lại cư trú ở An Giang, Phú Yên, TP.HCM, Bình Định, Tây Ninh. Vào thế kỷ XV sau những lần giao tranh với Đại Việt thất bại, một số người đã chạy sang Campuchia. Đến thế kỷ XVII họ lại trở về. Vào những năm 1940 do chiến tranh họ lại di chuyển lên sống và định cư ở TP.HCM.
          Dân tộc Chăm có hai bộ phận Cau và Dừa, giữa hai bộ phận này thường xảy ra tranh chấp cho đến thế kỷ II sau công nguyên, Khu Liên chống lại nhà Hán lập ra Lâm Ấp, sau đó cháu là Phạm Phật đã thống nhất hai bộ phận này và lập ra nước Chămpa. Kinh đô của nước Chămpa lúc đó là Trà Kiệu cách Đà Nẵng 70 km về phía Tây Nam mà sử gọi là Sinhapura (thành phố sư tử) nằm bên bờ sông Thu Bồn nay thuộc xã Duy Sơn.
          Từ thế kỷ IX kinh đô được chuyển ra phía Bắc tại làng Đồng Dương nằm bên bờ sông Ly Ly, là một nhánh sông Thu Bồn, cách cố đô Trà Kiệu 25 km về phía Nam có tên là Indrapura, vương triều này còn gọi là vương triều Phật Giáo vì trong giai đoạn này Phật Giáo phát triển thành quốc giáo lấn áp cả Ấn Giáo. Đồng Dương là nơi tập hợp đền chùa, cung điện chứ không tách ra như vương triều trước. Vào cuối thế kỷ X, kinh đô Đồng Dương bị tấn công nhiều lần nên vào những năm 1000 thì dời về Đồ Bàn với trung tâm được đánh dấu là tháp Cánh Tiên.
          Làng của người Chăm gọi là Plây, xung quanh không có cây cối hoặc chỉ có vài cây me vì họ cho rằng ma quỷ trú ngụ trên những cây to. Nhà được xây dựng về hướng Nam. Một gia đình sống trong khuôn viên có hàng rào bằng cây khô. Người Chăm sống theo chế độ mẫu hệ. Mỗi gia đình có những ngôi nhà xây cất gần nhau theo một trật tự gồm: một căn nhà lớn cho cả nhà gọi là Thang Yơ, đến khi con gái lớn lấy chồng thì mọi người nhường căn nhà đó cho cô và cất căn nhà khác bên cạnh gọi là Thang Mưyân. Khi cô con gái thứ hai lấy chồng cô cả phải ra ở cạnh để nhường cho cô em. Cô con gái út được hưởng nhà đó và có nhiệm vụ giữ Chick Atâu-là một cái giỏ tre đựng đồ quý của gia đình để cúng giỗ gia đình.
          Người Chăm ăn cơm gạo được nấu trong nồi đất. Thức ăn gồm thịt, cá, rau củ do săn bắt, hái lượm, chăn nuôi. Người Chăm ở Bình Thuận, Ninh Thuận ăn bằng đũa. Người Chăm theo đạo Hồi không ăn thịt bò vì bò là vật linh thiêng. Họ cũng không ăn heo vì heo là con vật dơ bẩn. Họ có món canh Vabai nấu bằng lá rừng trộn thịt, bột gạo rồi khuấy đều. Món cháo chua, bánh nhân chuối. Thức uống có rượu cần, rượu gạo.
          Nói đến người Chăm không thể không nói đến tháp Chàm. Kỹ thuật để xây dựng tháp Chàm ngày nay vẫn còn là một dấu chấm hỏi lớn đối với các nhà nghiên cứu. Tháp được làm bằng gạch Chăm, gạch có kích thước khoảng 31cmx 17cmx 5cm. Chúng được xếp chồng khít lên nhau mà chúng ta không thể nào nhìn thấy những mạch hồ. Thế tại sao nó có thể đứng được? Có người cho rằng người Chăm xây tháp bằng gạch mộc gọt lên đó rồi nung khối tháp trong một ngọn lửa khổng lồ. Giả thuyết này không có sức thuyết phục vì gạch mộc thì làm sao chịu được sức nặng của ngôi tháp và khi nung thì làm sao những viên gạch ở những bức tường dày 1-1,5 m ấy lại có độ nung chín đều như những viên gạch trong lẫn ngoài như thế. Lại có người cho rằng người Chăm dùng một thứ nhựa thực vật để làm hồ dán những viên gạch lại với nhau. Có người cho rằng đó là mủ cây xương rồng trộn với mật đường nhưng lại có người cho rằng đó là dầu rái để gắn những viên gạch lại với nhau. Sự tinh tế của các tháp Chàm còn thề hiện ở vô số hình chạm khắc tỉ mỉ, trau chuốt cho nghệ thuật đục đẽo trực tiếp lên tường tháp sau khi tường tháp đã được xây. Tháp thường có ba tầng, càng lên cao càng thu hẹp lại, mỗi tầng mô phỏng lại vòm cuốn của cửa chính và cửa giả. Ở góc mỗi tầng tháp đều có hình tháp thu nhỏ và rất nhiều vật trang trí phụ bằng sa thạch thể hiện hình tiên nữ Apsara, chim thần Garuda, bò thần Nandin… Tất cả những chủ đề trang trí đều được thể hiện bên ngoài tháp, tường trong tháp bao giờ cũng để trơn. Trên chóp tháp là một khối đá nhọn đặt ngay giữa đỉnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Sample text

Sample Text

 
Blogger Templates