Pages

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Cầu Đồng Nai - Cù Lao Phố

    • Cầu Đồng Nai
    • Cầu Đồng Nai được xây dựng vào năm 1959-1961 do hãng C.E.C thiết kế và hãng Joushin Deake thi công, cầu dài 454 m, rộng 16 mét, trọng tải 25 tấn, gồm 27 nhịp được bắt qua con sông Đồng Nai, con sông quan trọng của tỉnh Đa Nhim-Đa Dung có nguồn gốc từ cao nguyên Lâm Viên (Langbian) ở độ cao 1776 m đổ về, chảy qua địa phận tỉnh Đồng Nai sau đó kết hợp với sông Sài Gòn và đổ ra vịnh Gành Rái.
      Sông Đồng Nai: Hệ thống sông Đồng Nai-Vàm Cỏ là hệ thống sông kép vì hai con sông này chỉ gặp nhau ở ngoài cửa Soài Rạp và được kết nối với nhau bằng những con kênh nhân tạo. Đây là hệ thống sông lớn thứ ba trong nước sau hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long. Chiều dài sông chính là 635 km, diện tích toàn khu vực là 44100 km2 phát triển chủ yếu ở Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, một phần ở Tây Nam Bộ và Campuchia. Hệ thống sông Đồng Nai và Vàm Cỏ có tổng lượng nước vào khoảng 32,8 tỉ m3/năm. Thủy chế tương đối đơn giản vì chỉ có một mùa mưa và một mùa cạn. Sông Đồng Nai có giá trị cả về giao thông, sinh hoạt, nông nghiệp và thủy điện.
      Từ trên cầu, ở ngã ba sông về phía thượng lưu là Cù Lao Phố. Ngược dòng lịch sử, năm 1679, khi triều Minh Mạng ở Trung Hoa bị nhà Thanh lật đổ có khoảng 3000 binh sĩ và gia đình trong nhóm bài Thanh phục Minh đã đến nước ta và xin Chúa Nguyễn cho làm dân Việt. Trong đó có một nhóm do Trần Thượng Xuyên làm thủ lĩnh đến cư trú tại đây và lập nên một cảng có hoạt động thương mại sầm uất gọi là Nông Nại Đại Phố. Năm 1698, thừa lệnh của Chúa Nguyễn, Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lý, ông thấy vùng đất này trù phú và yên bình nên đã dừng chân tại đây. Ông đã chia đặt các đơn vị hành chính và thành lập chính quyền Nam Bộ, hai huyện đầu tiên là Phước Long và Tân Bình. Sông Đồng Nai là ranh giới tự nhiên giữa thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai.
      Cù lao phố
      Qua Cầu Đồng Nai, nhìn bên trái, xa xa chúng ta thấy cù lao, đó chính là Cù Lao Phố. Có diện tích khoảng 660ha và hơn 9.000 dân sống ở đây thuộc xã Hiệp Hòa, thành Phố Biên Hòa, Đồng Nai.
      Thế kỷ 17, Cù lao phố là thương cảng sầm uất, tên gọi là Nông Nại Đại Phố, trao đổi hàng hóa với nhiều nước trong khu vực: Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônexia. Năm 1679, nhóm người Hoa di dân của nhà Minh-nhóm Trần Thượng Xuyên đến Cù Lao Phố.
      Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh đến vùng đất này, đặt tổng hành dinh tại Cù Lao Phố thuộc dinh Trấn Biên, huyện Phước Long.
      Năm 1998, tp.HCM –tp.Biên Hòa kỷ niệm 300 năm, ngày đặt nền hành chính đầu tiên tại Nam Bộ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Sample text

Sample Text

 
Blogger Templates