Pages

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

Sự đa dụng của xương rồng

Xương rồng (XR) tên mà nhân dân ta thường gọi đối với loại cây thân xanh, mọng nước, nhiều gai nhỏ, có nhựa trắng, hoa nhỏ màu vàng, mọc thành tán, thường nở vào mùa xuân, trong đó có những cây thuộc họ XR chính hiệu: Cactaceae (như các cây: quỳnh, trứng rồng, càng cua, thanh long) và cả những cây thuộc họ thầu dầu: Euphorbiaceae (như cây: xương rắn, trạng nguyên...).
Châu Âu biết đến xương rồng (XR) từ cuối thế kỷ XV, sau khi đã tìm ra châu Mỹ. Năm 1576 Pena và De l’obel là những nhà thực vật học đầu tiên đề cập đến XR. Nhiều tư liệu đã khẳng định quê hương của XR là ở châu Mỹ, nhiều nhất là ở các nước Mỹ latinh, nhưng cũng có tài liệu cho là ở Bắc Trung phi (!). Họ Cactaceae có từ 50-220 chi, với hơn 2.000 loài, thường phân bố tự nhiên từ 36 độ vĩ Bắc đến 45 độ vĩ Nam, nhiều nhất là ở các vùng nóng khô như sa mạc Chihuahua với diện tích 647.000km2 (chiếm 1/4 lãnh thổ Mexico), nơi được coi là thiên đường của XR vì có tới hơn 250 loài (do đó trên quốc kỳ và quốc huy của Mexico có in hình cây XR, biểu tượng của dân tộc - một loại cây có sức sống mãnh liệt và khá phổ biến ở đất nước này).
XR dùng làm thuốc
Xương rồng trồng trong nhà có lợi cho sức khỏe.
Trong y học dân gian ở nhiều nước đều có dùng XR trong trị liệu, dân vùng Tây Ấn thường giã nát một loại lá XR đắp lên da chỗ gãy xương, giúp xương mau liền. Người Mexico dùng rễ 1 loại XR chữa kiết lỵ hoặc nhai một khúc XR Peyote chữa rắn cắn. Thầy thuốc Trung Hoa dùng rễ và thân cây XR bà gai đơn để chữa trĩ, mụn, nhọt, bỏng và rắn cắn. Còn ngư dân nước ta dùng nhựa cây này để chữa đầu đinh, da liễu. Một số vùng dùng XR bà không gai để chữa đau răng và báng, dùng hoa quỳnh để chữa viêm họng, ho ra máu, tử cung xuất huyết, dùng hoa thanh long để thanh nhiệt, chỉ khai (cầm ho); dùng thân thanh long để chữa bỏng, gãy xương, mụn nhọt; dùng quả thanh long để giải nhiệt, nhuận tràng, hạ nồng độ cholesterol máu, thích hợp với người tiểu đường. Ở Mexico, các thầy thuốc dùng một loại nước sắc từ một loại cây XR có khả năng làm hạ độ đường trong máu, giảm được đáng kể liều insulin sử dụng hằng ngày.
Gần đây, cây XR Hoodia Gordonil ở sa mạc Kalahari (Nam Phi) đã được đưa vào trị liệu, nhờ khai thác kinh nghiệm của thổ dân Bushmen, do tác dụng cắt cơn đói của nó. Trong thập niên 1990, nhiều nhà khoa học đã kéo về khá đông ở vùng này và phải mất gần 10 năm mới tìm ra nguyên nhân và phân lập các yếu tố tác dụng của cây Hoodia và đến 4/1997, công trình mới được cấp quyền bảo hộ cho yếu tố hoạt tính sinh học trên có tên là P57. Giấy phép khai thác và kinh doanh được cấp cho Công ty Dược phẩm Anh: Phytopharma. Và sau đó (8/1998), công ty này kết hợp với Tập đoàn Dược phẩm Pfizer (Mỹ) đầu tư hàng trăm triệu đô-la vào nghiên cứu loại thuốc giảm béo này. Qua thử nghiệm thấy P57 có khả năng làm giảm 1.000-2.000 calori/ngày, bằng cách tạo ra cảm giác no và dường như không có tác dụng phụ. Qua thử nghiệm trên chuột và trên những người tình nguyện, sản phẩm có nhiều hứa hẹn với một thị trường có doanh số khoảng 3 tỷ đô-la/năm (vì số người mập trên thế giới khá đông đảo). Tuy rằng, sau này Pfizer rút khỏi dự án (7/2003) nên thời gian trình làng của sản phẩm bị chậm trễ. Có ý kiến, Pfizer chuyển sang cách tổng hợp vì lo ngại nguồn nguyên liệu là cây Hoodia bị cạn kiệt.
Thổ dân Bushmen, sau một thời gian kiện cáo về việc khai thác kinh nghiệm của họ, cuối cùng đã được chấp nhận tiền đền bù trả trước (gần một triệu đô-la) và sau này khi sản phẩm lưu hành ở thị trường, họ được hưởng 6% lợi nhuận trong vòng 15 năm. Từ một tộc người sống cơ cực, bên bờ suy vong, nay được một số tiền lớn hàng chục triệu đô-la, hy vọng cuộc sống họ sẽ được tốt đẹp hơn, đó là nhờ vào cây XR Hoodia.
Cũng cần nói thêm, trong phòng ở hoặc làm việc có trồng cây XR thì không khí sẽ tươi mát, có lợi cho sức khỏe vì ban đêm cây nhả nhiều ion (-) thiên nhiên rất cần đối với tế bào cơ thể con người, nhất là người cao tuổi, thích hợp với phong thủy.
XR dùng trong lĩnh vực khác
- Thổ dân ở Colombia, Mexico, thường dùng thân những cây XR nến làm vật liệu xây dựng: cột, rầm xà, vì kèo... vừa nhẹ, vừa bền.
- Loại XR nến có gai, cao 3-4m được trồng dùng làm hàng rào, ngăn thú dữ.
- Có loại XR, thân chứa loại sợi dai, bền, se đan thành túi hoặc bao tải đựng lương thực thực phẩm.
- XR có loại dùng để nấu thành cồn, rượu vang, rượu mùi còn phế phẩm làm thức ăn gia súc.
XR và ma túy
Từ nhiều thế kỷ nay, các thầy phù thủy (và thổ dân) ở một số vùng thuộc Mexico đã nhai xương rồng để tạo trạng thái ngây ngất, đê mê khi hành lễ, tạo niềm tin nơi dân chúng. Hai loại XR Lophora Williamsi và Anha là nguồn chiết xuất mescalin, gây ảo giác, rất được thanh niên hippy ở châu Âu ưa chuộng. Mescalin là loại ma túy nhẹ nên người dùng yên tâm. Có 3 dạng Mescalin: tiêm, hút và nhai. Brazil và Colombia là hai nơi có khá nhiều phòng thí nghiệm lậu. Trong việc chế biến Mescalin, thường thêm chất phụ gia để làm tăng độ phê.
Do XR có nhiều công dụng như trên nên diễn ra tình trạng tận thu XR, phát triển phong trào buôn lậu XR (lợi nhuận khá cao) kèm theo nạn trộm cắp XR tràn lan ở nhiều nơi. Một số nhà sinh vật học đã phải lên tiếng kêu cứu “XR SOS” vì nếu không có những biện pháp bảo hộ kiên quyết thì tương lai một số loài XR chỉ còn trong sách vở.
DS. Phạm Tiếp

Xuống biển ăn tắc kè biển

Loài hải sản này chính là một loài cá nhưng lại được đặt cái tên của con tắc kè, bởi vì trông nó khá giống với con vật ấy ở phần đầu và phần thân. Chỉ khác là nó mang màu đỏ au và có hai đôi chân cùng với chiếc đuôi dài. Kích thước của “tắc kè biển” lớn gấp hai lần tắc kè bờ. Trọng lượng con cá lớn nhất không quá nửa ký. Nhiều người đã rất ngạc nhiên khi lần đầu tiên thấy con cá này.
Tuy vậy, đây là chủng loại cá rất quen thuộc ở biển. Cá tắc kè sống sát đáy nước ở khá xa bờ, thế nên chỉ có những nghè như giã cào, lưới màng mới đánh bắt được.
Cá tắc kè nổi trội nhất trong ẩm thực là món nướng và hấp. Đây là hai món ăn hải sản khá đặc biệt của ngư dân Ninh Thuận cùng một vài tỉnh ven biển; nhiều vùng khác khó mà có được, vì cá này hiện diện không phổ biến. Muốn thưởng thức hết độ ngon của cá, ta chớ bao giờ mua dùng những con thịt đã mềm, màu sắc nhạt, phải chọn những con thật tươi đỏ, thịt săn cứng. Và không mất thời gian vào bếp, cũng như không cần phải lấy ruột và mang của nó ra, chúng ta cứ việc rửa sạch, để ráo nước rồi đặt vào vỉ tùy theo ý mà hấp hay nướng chẳng phải thêm gia vị gì khác. Gia vị chỉ càng làm mất mùi vị thơm ngon của cá.
Ảnh: Cá tắc kè
Nếu dùng nướng thì khi thấy lớp da đỏ dày sù sì của cá cháy chuyển sang màu nâu đen, cùng lúc mỡ cá tươm ra chảy xuống lửa xèo xèo là có thể gắp xuống được rồi. Và chỉ cần phủi lớp vỏ tróc đi là đã thấy hiện ra ngay lớp thịt trắng như bông gòn. Phần thịt này chính là phần tinh túy nhất của con cá.
Khi ăn xin bạn chớ dùng đũa gắp, mà hãy dùng tay dứt thịt cá ra (như thế tuy có vẻ... phàm phu nhưng mà lại ... hợp cách). Thịt cá tắc kè kết thành từng thớ trông chẳng khác gì thịt đùi gà. Mà lạ thật, đem chấm nó vào muối ớt đỏ hồng cay cay, người ăn sẽ có cảm giác như ăn thịt đùi gà tơ vậy. Dai, ngọt, thơm... ngon tuyệt vời! Chẳng phải do đó mà người ta cũng đã hay bảo nó là thịt gà biển đó sao? Ăn xong một con rồi muốn ăn thêm một con nữa. Càng khoái hơn là khi ta ăn thịt gà biển này chẳng bao giờ sợ bị bệnh... cúm gia cầm.
 
Ảnh: Cá tắc kè trở thành món ăn yêu thích tại các nhà hàng hải sản
Cá tắc kè nướng hoặc hấp không phải chỉ chấm với muối ớt mơí ngon, mà dùng nó với bánh tráng cuốn cùng rau thơm, khế ngọt chấm nước chấm cũng quá hấp dẫn. Cái hấp dẫn này sẽ được tăng lên khi ta biết cách trình bày.
Trên chiếc chiếu rộng, ta đặt lên đó ngay giữa một đĩa bàn bự đựng những con cá tắc kè xếp theo hình hoa thị. Và đoá hoa tắc kè hấp này nổi bật lên cái màu đỏ au, tươi roi rói. Sau đó đặt xung quanh ba đĩa ba màu khác nhau. Một đĩa khế chín xắt mỏng vàng rượm; một đĩa rau thơm tươi xanh; một điã bánh tráng trắng ngà ngà nhúng mềm. Thật là... một bữa tiệc đầy màu sắc.

Cũng chẳng có gì khó hiểu. Lạ vì món tắc kè độc đáo, lâu lâu mới có cơ hội gặp và khó khăn lần đầu, rất có cảm giác mới mẻ. Quen là vì thịt nó, người ăn thấy có phần giống như ăn thịt gà đó thôi!. Cá tắc kè chính là một phần quà quý của biển cả mang tặng cho ngư dân nói riêng và mọi người nói chung.
Các bạn vui lòng gọi 0908 219 742 - Hạnh hoặc để có giá tốt nhất, đảm bảo các bạn sẽ hài lòng, có thể mua về sử dụng hay làm quà cho gia đình và người thân dịp lễ tết.

Mê mẩn ốc vú nàng

TTO - Chỉ với tên gọi thôi, loài ốc độc đáo này đã khiến nhiều người tò mò, tìm hiểu, muốn khám phá để rồi ngạc nhiên khi gặp gỡ và mê mẩn lúc thưởng thức…
Ốc vú nàng tươi sống vừa bắt được - Ảnh: M.A.
Hình dáng ưa nhìn với kích thước tựa đôi gò bồng đảo của các thiếu nữ độ tròn trăng, ốc vú nàng hình chóp nhọn, thẳng, căng và trắng nõn với lớp vỏ cứng bằng xà cừ pha sắc hồng phai lấp lánh, xinh xắn.
Loài ốc này có nhiều ở vùng biền miền Trung, đặc biệt ở Côn Đảo và vịnh Vĩnh Hy (Ninh Thuận). Ốc sống trong các gành đá, ăn lớp rong rêu hay tảo bám vào thành đá. Xuất hiện nhiều vào những ngày tròn trăng, để bắt ốc, thợ săn phải dùng mũi dao nhọn nhanh chóng gỡ ốc khỏi các tảng đá vì ốc bám rất chắc.
Khi tôi đến thăm vịnh Vĩnh Hy, từ xa đã thấy trên bờ vịnh san sát mái quán lá dựng tạm với những hàng ghế bố hay võng mắc sẵn để du khách ngả lưng. Quán bày bán nhiều loại ốc lạ, trong đó có cầu gai, ốc giác, ốc tai tượng… và đặc biệt những chậu ốc vú nàng đầy ăm ắp. Bởi tên gọi và hình dáng ốc gợi cảm nên du khách tranh nhau mua thưởng thức.
Ốc vú nàng thịt ngọt ngon, giòn giòn nên chế biến kiểu nào cũng ngon: ăn sống, luộc, làm gỏi… nhưng có lẽ nướng lên là ngon nhất vì mùi thơm mời gọi và vị ngọt ngon nguyên thủy không trộn lẫn.
Ốc còn sống tươi, đem chà rửa cho sạch rồi sắp lên vỉ nướng trên bếp than hồng. Chỉ một lát ngọn lửa đã liếm láp quanh thân ốc, nước ốc nhỏ ra vỉ nướng xèo xèo, mùi thơm bốc lên nưng nức hai cánh mũi. Vú nàng nướng phải vừa chín tới ăn mới ngon, để quá lửa hay chưa chín thịt bám chắc hay săn quắt lại rất khó gỡ ra.
Ốc nướng xong, người đầu bếp sẽ đập từng con ốc vào một tảng đá hay bề mặt cứng để thịt ốc long ra, nhô lên phía trên cho người ăn dễ gỡ lấy. Khâu đập ốc tưởng chừng đơn giản nhưng quả rất công phu.
Đĩa ốc ngon lành trên bàn ăn - Ảnh: M.A.
Tôi đã một lần thử làm "đầu bếp tay ngang". Mua ốc về nhà tự chế biến, nướng xong đập kiểu nào thịt ốc cũng không long ra, thậm chí mang cả dao chặt rồi đập cũng không ăn thua, mồ hôi mẹ, mồ hôi con thi nhau túa ra đầy người.
Bí quyết nằm ở chỗ “trăm hay không bằng tay quen”. Khi ốc đã long "chân", nhẹ nhàng khêu khối thịt ốc ra khỏi thân vú nàng, chấm tí muối tiêu chanh, thêm chút rau răm nhân nhẩn, nồng nồng đưa lên miệng… Miếng thịt ốc ngon ngọt, giòn giòn cộng mùi thơm khó tả, ngon chẳng thua gì loài ốc hương đắt đỏ.
Nhấp thêm tí rượu cay nồng, ốc lúc đấy càng thêm "bắt", ăn một lần chỉ muốn được ăn thêm.

Xương rồng và Tháp Chàm

Xương rồng và Tháp Chàm
Đi trên quốc lộ 1A, hay đi trên đường sắt Bắc Nam, người ta dễ dàng nhận ra Ninh Thuận với những cánh đồng khô hạn trải dài và những bụi xương rồng lúp xúp. Từ ga Tháp Chàm, ga xe lửa của thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, có thể nhìn thấy cụm tháp Pô Klong Garai ngạo nghễ đứng trên đồi Trầu, trong nắng và gió khắc nghiệt. Cụm tháp Hoà Lai đứng kề sát quốc lộ 1A, cũng trong cùng cái nắng dằng dặc khiến đất trời bạc trắng.
Pô Rome trầm tư
     Nhưng rất nhanh, chiều vừa xuống là những làn gió mang theo hơi nước mát rượi của biển cả ào ạt thổi, bầu trời chiều trong vắt và không gian đầy gió dịu mát. Trong nắng chiều vàng như mật ong, những đồng cỏ, đồng nho và lúa xanh ngắt, thoáng bóng xương rồng, bồn bồn lá màu bàng bạc và tán me xanh sẫm, như một tấm thảm dài tựa lên những dải núi lam phía xa. Đàn bò về chuồng, những con bò hiền lành lẽo đẽo đi theo con đầu đàn đeo chiếc mõ gỗ, mỗi bước đi lại kêu lóc cóc; theo sau là chú bé chăn bò đen nhẻm mắt to lơ đãng. Những con dê tự tìm đường về nhà và đàn cừu thơ thẩn đi dọc theo những con đường lúc này đã vắng bóng người. Vào mùa khô, khoảng từ tháng 12 đến tháng 8, những người chăn cừu chất rơm lên những bụi xương rồng và đốt cho cháy sạch gai, đàn cừu kiên nhẫn đi sau ăn những bụi cây chín, không gian về chiều đượm mùi hăng hắc của nhựa xương rồng. Chính lúc đó, bạn thấy được vẻ đẹp đặc biệt của mảnh đất tưởng khô cằn này.
     Cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm 42km về hướng đông bắc, vịnh Vĩnh Hy thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải là một Ninh Thuận thu nhỏ với rừng núi, bãi cát, suối và biển. Vĩnh Hy là một trong những địa danh có hệ sinh thái biển đa dạng, được đặt dưới sự giúp đỡ bảo tồn của quỹ Bảo tồn động vật hoang dã thế giới. Trong nắng sáng chói chang, Vĩnh Hy bài ra trước mắt du khách vẻ đẹp hoang sơ của một thiên đường bị bỏ quên.
     Bãi biển Ninh Chữ nằm kề ngay thành phố Phan Rang – Tháp Chàm được liệt kê vào danh sách một trong 9 bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Bãi biển cong nhẹ như một vành trăng khuyết và bờ cát thoai thoải, được bao bọc bởi rừng dương. Ngoài ra, Cà Ná, Bình Tiên cũng là những bãi biển đẹp nổi tiếng.
Chiều về
     Cồn cát là một dạng địa hình đặc trưng của Ninh Thuận. Từ Phan Rang đi dọc theo quốc lộ 1A, đến cầu An Thạnh rẽ trái vào xã An Hải đi khoảng 2km, qua sông Lu – con sông đào có màu xanh biếc, rẽ phải vào thôn Tuấn Tú, đi tiếp khoảng 1km nữa là tới cồn cát Nam Cương. Đây thực sự là một tiểu sa mạc, với những đồi cát trắng, cát đỏ nối tiếp nhau. Cồn cát Nam Cương đến nay vẫn là điểm tụ tập vui chơi yêu thích của trẻ con làng Tuấn Tú. Vào buổi tối, người ta hay giăng những tấm lưới lớn dưới chân cồn cát để bẫy chim.
     Và những tháp Chàm vẫn đứng đó lặng lẽ, như cuốn sách kể chuyện xưa, mà ngôn ngữ nằm ngay trong chất liệu, kỹ thuật xây dựng, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.
     Cụm tháp Hoà Lai được xây dựng từ thế kỷ thứ 9, nằm ven quốc lộ 1A, cách Phan Rang 14km về phía bắc, trên địa phận của thôn Ba Tháp, xã Tam Hải, huyện Ninh Hải. Tháp chính đã sụp đổ toàn bộ, những hoa văn và điêu khắc còn lại trên hai tháp phụ – tháp Nam và tháp Bắc – cũng thể hiện được vẻ đẹp tinh xảo và đầy sức sống của điêu khắc Chăm.
     Cụm tháp Pô Klong Garai xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 13 đầu thế kỷ 14, nằm kề ga xe lửa Tháp Chàm, thuộc phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, cách trung tâm thành phố khoảng 9km về hướng tây bắc. Tháp được vua Simhavarman III xây dựng để thờ vua Pô Klong Garai, một vị vua huyền thoại của vương quốc Chăm pa. Cụm tháp Pô Klong Garai còn nguyên vẹn với cổng vào và ba tháp: tháp Cổng, tháp Lửa và tháp Chính. Vào dịp lễ hội Kate, tháp Pô Klong Garai như bừng tỉnh với màu sắc rực rỡ của những bộ trang phục Chăm truyền thống và tiếng đàn Kanhi, tiếng trống Ginang, tiếng kèn Saranai cũng những vũ điệu Chăm quyến rũ, mê hoặc.
Nụ cười
     Tháp Pô Rome nằm trên địa phận thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước. Từ Phan Rang – Tháp Chàm đi theo quốc lộ 1A về phía nam 9km, rẽ phải vào hồ Tân Giang, đi tiếp chừng 7km sẽ nhìn thấy tháp nằm trên đỉnh đồi bên tay phải, giữa bốn bề không gian mênh mông.
     Tháp Pô Rome được coi là một phiên bản của tháp Pô Klong Garai. Quần thể tháp Pô Rome gồm một tháp chính cao  tám mét thờ vua Pô Rome và một ngôi miếu nhỏ thờ hoàng hậu. Tháp Pô Rome đặc biệt đẹp khi chiều xuống, bầu trời đổi mà­­u, cả khoảng mênh mông bốn bề xung quanh tháp lồng lộng gió và cây me cổ thụ bên tháp không ngừng xôn xao. Một anh chàng Chăm có mái tóc xoăn tít nằm dài ra bãi cỏ dưới gốc me, lơ đãng nhìn bóng chiều đang đổ dần trên cánh đồng Phước Hữu, khiến chúng tôi phải e dè bước chân vì sợ phá vỡ sự thanh bình hoàn hảo của không gian nơi đây.
     Ninh Thuận đẹp nhưng các điểm du lịch của Ninh Thuận hầu như chưa có mặt trong các tour du lịch dành cho khách du lịch nước ngoài và cũng không phải là điểm đến quen thuộc với khách du lịch nội địa.

Ăn cua Huỳnh đế ở Vĩnh Hy

Ăn cua Huỳnh đế ở Vĩnh Hy
PNO - Theo các lão ngư miền Trung, ngày xưa, vua du ngoạn ở các vùng biển đẹp, thấy ngư dân đánh bắt được loại cua lạ, có màu đỏ hồng như chiến bào, hình dáng như loài rùa nên ăn thử. Ăn thấy ngon, tốt cho sức khỏe nên vua truyền cho các địa phương có loại cua này phải dâng lên hoàng cung. Từ đó tên gọi cua Huỳnh đế (còn gọi là Hoàng đế) lưu truyền trong dân gian.
Vùng biển Ninh Thuận có nhiều loài hải sản phong phú như: cua, ghẹ, mực, ốc giác, ốc hương, ốc nhung, sò lông, sò dương, sò điệp, hào,... Du khách có thể nướng, luộc, hấp hoặc nướng mỡ hành tùy thích. Trong đó món ăn từ cua Huỳnh đế rất thơm, mềm và ngọt bởi cái nắng riêng của vùng khô hạn, chỉ một lần thưởng thức món này du khách mới cảm thấy đến với Phan Rang thật là thú vị.


Cua Huỳnh đế xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân (khoảng từ tháng 12 đến tháng 3 âm lịch) và chỉ phát triển ở những vùng biển có đáy cát vàng và nguồn nước sạch, trong xanh.
Cua Huỳnh đế có màu đỏ hồng, mai hình vuông, càng và que ngắn. Ðặc biệt, đầu cua dài và có nhiều râu, thịt rất chắc và độ đạm cao.Cua Huỳnh đế có thể chế biến nhiều món ăn, nhưng món đặc biệt nhất là hấp và nấu cháo.
Cua Huỳnh đế hấp
Muốn nấu cháo, người ta rửa sạch cua và cho vào một cái bát lớn rồi đem hấp để giữ nguyên chất ngọt. Sau khi hấp, tách mai cua ra, dùng muỗng nạo hết gạch để vào một tô riêng. Phần càng que được lấy thịt đổ vào tô khác ướp nước mắm ngon, tiêu hành, bột ngọt... Kế tiếp bắc một chảo dầu ăn, phi hành củ cho thơm, đun nhỏ lửa, cho thịt cua vào và đảo đều cho thịt thấm. Khi cháo nhừ, cho thịt cua vào và để sôi vài phút. Ðổ gạch cua vào sau cùng. Nêm vừa ăn và cho lá hành, ngò xắt nhỏ, nhắc xuống, cho thêm tiêu vào.
Món cua Huỳnh đế hấp chấm nước mắm tỏi, ớt ăn kèm
xoài xanh, rau thơm
Bát cháo cua Huỳnh đế có ít mỡ hành vàng sánh ở trên, lẫn với nước gạch màu hồng cùng những thớ thịt màu trắng của cua, điểm xuyết những cọng ngò ta màu xanh rất đẹp mắt. Húp từng muỗng cháo nóng thơm lừng bên biển khơi lộng gió của thành phố biển Quy Nhơn, cảm giác thật tuyệt.
Nguồn: Phụ nữ online

Đồi cát Nam Cương

Không quá “dịch vụ” như những đồi cát Mũi Né cũng không quá hoang sơ như những cồn cát trắng xứ Quảng Bình hay Cam Ranh, gần đây, khách đi tour qua Phan Rang hào hứng khi nói đến Nam Cương, một động cát hoang sơ...

Cưỡi xe máy từ thị xã Phan Rang Tháp Chàm đi xuyên làng Chăm Tuấn Tú (Ninh Phước), đến Nam Cương mất khoảng 30 phút. Gần thị xã, nhưng lại ít được biết đến. Nam Cương có nghĩa là vùng đất phía nam. Chữ Hán trong trường hợp này chẳng hiểu sao lại lọt vào đây khi đây lại là phần đất của một làng Chăm ven biển.

Ngày xưa, người Chăm ở đây làm nghề biển dã. Hình dung những đoàn người nối nhau băng qua dải cát để đi về phía biển - hình ảnh quen thuộc trong những áng ariya (trường ca Chăm) thì sẽ thấy động cát này gắn với đời sống người Chăm là thế nào.

Nhưng ngày nay, đây là một động cát bỏ hoang, đang được cánh kinh doanh tour chú mục đến.

Trên con đường mới ủi nối biển trong một dự án phát triển du lịch băng qua chân đồi Nam Cương, chỉ thấy gió thổi vắng lạnh. Thi thoảng thấy mục đồng lùa dê, cừu đi băng qua đồi với tiếng mõ lọc cọc, đều đều, buồn tẻ. Nghe nói, trước đó một ngày, Saigontourist đã dẫn khách đến đây tung tăng với cát, dấu chân họ còn đọng trên những ngọn đồi thấp.

Quyết chinh phục Nam Cương trong cái nắng khá ngọt của sáng mùa thu. Những trảng cát nối nhau rồi vút lên choáng ngợp tầm mắt. Màu cát được “phân giải” nhiều tầng, lớp như một tác phẩm xếp đặt tài hoa của nắng và gió xứ biển này. Có những lũng cát sâu như ôm chứa một kho tàng vô tận của những túi cát đọng thành hình thù kỳ lạ như những kho tàng tượng muôn mặt.

Một trò chơi vọc cát cô độc và thầm lặng của tạo hoá! - Bạn sẽ thốt lên như vậy và mê say đốt phim trên những chặng chinh phục Nam Cương.

Đến những ngọn đồi cao vút, bạn có thể phóng tầm mắt ra biển Đông Hải xanh ngắt và phía tây nam là Chà Bang, dãy núi nhiều huyền thoại của người Chăm. Núi Chà Bang như đôi lưỡi rìu lớn trấn giữ vùng đất nắng gió này. Và đồi cát Nam Cương như một dải lụa của nàng tiên nào đó lơ đễnh bỏ quên khi về với biển.

Động cát Nam Cương hấp dẫn bằng chính vẻ hoang sơ của nó. Cùng với bọn trẻ mục đồng, ghi lại những dấu chân mình trên cát để sớm mai, khi ngọn gió biển Đông Hải thổi vào, tất cả tan biến. Một đứa trẻ trong đám nói, nó mong cho con đường xuyên qua đây sớm hoàn thành để đổi đời mục đồng, chúng có thể ôm ván cho du khách thuê trượt cát. Tâm sự hồn nhiên ấy làm thoáng ngậm ngùi khi rời Nam Cương.

Nguồn: SGTT

Chùa Cổ Thạch



Từ phía Bắc thành phố Phan Thiết đi theo quốc lộ 1A chừng 95km, rẽ phải sẽ vào thị trấn Liên Hương (Tuy Phong). Đi thêm độ 10km du khách sẽ đến chùa Cổ Thạch (chùa Đá) - một trong những danh thắng quốc gia nổi tiếng ở Nam Trung Bộ.
Chùa Cổ Thạch tọa lạc ở xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong (Bình Thuận). Chùa có hơn 100 năm tuổi, là một di tích, thắng cảnh cấp quốc gia được công nhận vào năm 1993. Chùa nằm cạnh bãi đá Cà Dược bảy màu. Chùa còn có tên gọi dân gian là “Chùa Hang”. Chùa Cổ Thạch lọt thỏm giữa những hang động trên một ngọn đồi đá cao 64m so với mặt nước biển. Từ xa đã trông thấy bóng cổ tự thấp thoáng ẩn hiện trên nền trời. Khu vực chùa Cổ Thạch là một quần thể kiến trúc, am, điện, cốc liên hoàn với nhau trên khu đồi đá rộng hơn 4 ha. Chính điện chùa nằm giữa những tảng đá to dựng đứng, sừng sững trông rất hoành tráng, ấn tượng. Kế đó là các nhà thiền, từ đường, nhà tổ, gác chuông, lầu trống, am cốc thờ tự, lúc nào cũng ngan ngát khói hương.
Theo tư liệu, ban đầu chỉ là một thảo am nhỏ do Thiền sư Bảo Tạng thuộc đời thứ 40 thiền phái Lâm Tế khai sơn năm 1835. Qua nhiều đời, chùa được sửa sang, trùng tu lại ngày một khang trang và được đổi tên là chùa Cổ Thạch.
Khu vực chùa được hình thành nên từ những tảng đá khổng lồ, hình thù kỳ lạ, gác tựa, chồng chất lên nhau tạo ra những hang động kỳ bí. Mỗi hang động thờ một vị Phật, hoặc Bồ tát, hoặc một nhà sư đã viên tịch. Hang thờ Tổ khai sơn Cổ Thạch Tự là nhà sư Bảo Tạng, có tượng nhà sư và nhiều bài vị của những người có công lao xây dựng chùa. Hang thờ Phật Chuẩn Đề là một hang động bên trong có tượng Phật 8 tay và nhiều tượng cổ. Hang Tam Bảo thờ 23 pho tượng Phật cổ với nhiều kích thước và niên đại khác nhau...
Đường lên chùa thông thoáng nhưng quanh co, khúc khuỷu theo nhiều bậc, thềm đá. Dọc đường có nhiều tranh, tượng miêu tả cuộc đời Đức Phật và các chư vị bồ tát. Trên mỏm núi đá nhỏ sát bờ biển có tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát uy nghi, tự tại đứng nhìn ra biển khơi. Cạnh chùa là bãi đá Cà Dược nhiều màu sắc chạy dọc bờ biển. Cảnh quan chung quanh chùa Hang có nét đẹp hoang sơ, kỳ vĩ. Nhiều ngôi nhà xinh xắn được xây dựng để phục vụ khách từ các nơi về hành hương và tham quan thắng tích. Du khách đứng trên đỉnh đồi đá có thể ngắm nhìn bao quát cảnh quan cả một vùng. Đồi đá Cổ Thạch có nhiều hang động với vẻ nguyên sơ độc đáo còn rất nhiều bí ẩn. Sau khi vãn cảnh chùa, bạn có thể vòng xuống bãi Cà Dược nhìn, ngắm bãi đá chạy dài hơn 1km dưới chân đồi Cổ Thạch với hàng ngàn viên đá bảy màu: đen, trắng, vàng, xám, nâu, hồng, tím sẫm...
Nếu viếng chùa Cổ Thạch vào các ngày rằm hay các ngày lễ lớn của Phật giáo như lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, lễ Hoài niệm ân sư, du khách sẽ được chứng kiến không khí tưng bừng của hàng ngàn thiện nam, tín nữ tham gia lễ hội. Giữa làn gió biển mát lành phóng khoáng thổi qua đồi đá cheo leo văng vẳng tiếng tụng niệm, tiếng chuông chùa ngân nga khiến người đi lễ chùa cảm thấy lâng lâng như lạc vào chốn thần tiên, cõi Phật. Những ngày này, nhà chùa tổ chức cơm miễn phí cho khách hành hương với nhiều món ăn chay ngon miệng. Dọc hai bên đường vào chùa là những gian hàng bán đồ lưu niệm, đồ trang sức được chế tác bằng san hô, ốc biển và đá Cổ Thạch như cối giã, ấm trà, bình cắm hoa, vòng đeo tay, tượng phật, xâu chuỗi... Trái cây địa phương thì có thanh long, chuối sứ, nho xanh, dứa gai, xoài hòn... Có nhiều gian hàng bán cơm, thực phẩm chay, nước giải khát, chè lạnh cho khách tham quan.
Mỗi năm, chùa Cổ Thạch tiếp đón hàng chục vạn khách trong, ngoài nước đến hành hương, lễ Phật và tham quan, vãn cảnh.

Báo Cấn Thơ

MAILINH GROUP

Giới thiệu Công ty
Thành lập ngày 12.7.1993 với số vốn ban đầu chỉ là 300 triệu đồng, 2 chiếc xe du lịch 4 chỗ và 25 nhân viên, 15 năm qua, Công ty TNHH Mai Linh – tiền thân của Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh (Mai Linh Group – MLG) đã tạo được những bước đi vững chắc, liên tiếp gặt hái thành công trên nhiều lĩnh vực:
- Năm 2002, chuyển thành Công ty cổ phần có vốn điều lệ là 68 tỷ đồng, tổng giá trị tài sản 200 tỷ đồng, trong đó gồm 2 nghìn xe các loại.
- Năm 2006, đạt mức tăng trưởng vượt bậc, vốn điều lệ đã là 380 tỷ đồng, tổng giá trị tài sản là 1 nghìn tỷ đồng, trong đó gồm 4 nghìn xe taxi các loại, 250 xe tốc hành 16 chỗ ngồi, 250 xe cho thuê.
- Đến năm 2007, vốn điều lệ của MLG đã tăng lên 980 tỷ đồng, phát hành được 32.716.427 cổ phần, nâng tổng vốn lên 707.164.270.000 (tương đương 70.716.427 cổ phần); Doanh thu đạt trên 2.400 tỷ đồng, tăng 100,08% so với năm 2006. Cũng trong năm 2007, MLG đã đầu tư vào các công ty 100% vốn của Công ty tại Mỹ, Campuchia, Lào.
Hiện nay, Mai Linh đã mở rộng hoạt động kinh doanh tại 52 tỉnh thành trong cả nước với trên 100 công ty thành viên thuộc 8 lĩnh vực ngành nghề,  Mai Linh đã thu hút được trên 15 000 cán bộ nhân viên làm việc tại 6 khu vực trong cả nước và nước ngoài.
LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG (08) : Vận tải, Du lịch, Đào tạo, Tài chính, Xây dựng, Thương Mại, Tư vấn & quản lý,  CNTT & truyền thông
KHU VỰC HOẠT ĐỘNG (07),  Nước ngoài, Đông Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ & Tây nguyên, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ, TP. Hồ Chí Minh
TIÊU CHÍ PHỤC VỤ KHÁCH HÀNG:
An toàn - Nhanh chóng - Uy tín - Chất lượng"
Mailinhtourism khai trương văn phòng đại diện tại Cần Thơ
Ngày 15.12.2008, Công ty Du lịch Mai Linh, thành viên của Tập đoàn Mai Linh, vừa khai trương văn phòng đại diện tại Thành phố Cần Thơ (ảnh), đánh dấu bước phát triển mới của du lịch Mai Linh, đồng thời góp phần đẩy mạnh hoạt động du lịch tại thành phố Cần Thơ và các tỉnh lân cận.
Dựa trên những thế mạnh sẵn có của MaiLinhtourism, văn phòng đại điện Mailinhtourism tại Cần Thơ sẽ tăng cường đẩy mạnh và phát triển các hoạt động, dịch vụ, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều thuận tiện cho du khách đến tham quan Cần Thơ và các tỉnh lân cận, cũng như phục vụ du khách vùng Tây Nam Bộ khám phá mọi vùng miền thú vị trên đất nước Việt Nam và thế giới.
Từ lâu, Cần Thơ được xem là thủ phủ miền Tây trải dài bên bờ sông Mê Kông huyền thoại mang nặng phù sa. Ngày nay, Cần Thơ là một thành phố công nghiệp trẻ, năng động, là một trung tâm kinh tế, thương mại và du lịch vùng Tây Nam Bộ.
Được ví như một “đô thị miền sông nước” với vô vàn vườn trái cây trĩu quả, nhữnh cánh đồng mênh mông xanh mướt. Khi dạo bến Ninh Kiều – nơi giao thoa giữa dòng sông Hậu và sông Cần Thơ, hay ngồi trên xuồng bồng bềnh thăm Chợ Nổi Cái Răng, thư giãn trong nhà vườn hái trái cây trên các cù lao Tân Lộc, cồn Sơn, cồn Khương, cồn Ấu, chắc chắn du khách sẽ nhớ mãi hình ảnh mộc mạc, giản dị và gần gũi của Cần Thơ, bởi “Cần Thơ gạo trắng nước trong, Ai đi đến đó lòng không muốn về”…”.
Chính vì thế, việc Mailinhtourism mở văn phòng đại diện tại Cần Thơ sẽ tạo đà cho du lịch Mai Linh phát triển hơn nữa, cũng như góp phần tuyên truyền quảng bá du lịch tại Cần Thơ đến du khách trong nước và quốc tế.


Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Hàn Mặc Tử

Giới thiệu đôi nét về cuộc đời và những người bạn tình của nhà thơ Hàn Mặc Tử

Ai đã một lần đến Quy Nhơn chắc chắn sẽ không thể không đến thăm nơi an nghỉ cuối cùng của nhà thơ Hàn Mặc Tử, nhắc đến Hàn Mặc Tử tất phải nói đến thành phố Quy Nhơn là nơi ông đã sống thời niên thiếu vui tươi và thời đau khổ nhất về cuối cuộc đời.
           Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, tên thánh Francois, sinh ngày 22/9/1912 tại Đồng Hới, Quảng Bình. Hàn Mặc Tử có duyên với 4 chữ Bình: sinh tại Quảng Bình, làm báo Tân Bình, có người yêu ở Bình Thuận và mất tại Bình Định. Tổ tiên Hàn Mặc Tử gốc họ Phạm ở Thanh Hóa, ông cố là Phạm Chương vì liên quan quốc sự gia đình bị truy nã nên người con trai Phạm Bồi phải di chuyển vào Thừa Thiên-Huế đổi họ Nguyễn theo mẫu tánh; sinh ra ông Nguyễn Văn Toản, ông Toản lấy vợ là Nguyễn Thị Duy (con của cụ Nguyễn Long, ngự y có danh vào thời vua Tự Đức), sinh hạ được 8 người con: 1-Nguyễn Bá Nhân (tức nhà thơ Mộng Châu) cũng là người dìu dắt Hàn Mặc Tử trên con đường thơ văn, 2-Nguyễn Thị Như Lễ, 3-Nguyễn Thị Như Nghĩa, 4-Nguyễn Trọng Trí (tức nhà thơ Hàn Mặc tử), 4-Nguyễn Bá Tín (người dời mộ Hàn Mặc Tử từ Quy Hòa về Ghềnh Ráng vào ngày 13-2-1959), 6-Nguyễn Bá Hiếu, 7-Nguyễn Văn Hiền và 8-Nguyễn Văn Thảo.
             Vì cha Hàn Mặc Tử lúc đó làm chủ sự thương chánh thường đi công cán nhiều nơi, chịu ảnh hưởng bởi nghề nghiệp của cha nên Hàn Mặc Tử cũng theo gia đình đi nhiều nơi từ lúc nhỏ. 1920 di chuyển theo gia đình học tiểu học Sa Kỳ; 1921-1923 học Quy Nhơn, Bồng sơn; 1924 chuyển Sa Kỳ; 1926 thân sinh Hàn Mặc Tử bị bệnh rồi mất tại Huế vì điều kiện đó mẹ Hàn Mặc Tử đưa các con vào Quy Nhơn để lập nghiệp.
              Năm 1927 bài thơ đầu tiên của Hàn Mặc Tử được ra đời “Vội vàng chi lắm” họa lại của nhà thơ Mộng Châu; 1928 ra Huế học Trường Trung học Pellerin; 1930 thôi học về Quy Nhơn, đạt giải nhất thơ trong cuộc thithơ Thi xã tổ chức; 1931 thơ văn nổi danh với bút hiệu Phong Trần được cụ Phan Bội Châu chủ nhân Thi xã Mộng Du họa thơ và đề cao; được hội nhà Tây Du giới thiệu du học nước ngoài, nhưng vì bọn mật thám biết Hàn Mặc Tử có liên lạc với cụ Phan Bội Châu nên đã gạch tên trong danh sách du học.
Năm 1932 bước vào đời làm việc đầu tiên ở Sở Đạc điền Quy Nhơn và cũng năm ấy người yêu đầu tiên là Hoàng Thị Kim Cúc-người gốc Huế sinh năm 1913 (vì Hàn Mặc Tử tính tình nhút nhát rụt rè nên chỉ dám bày tỏ tình yêu qua thơ). Kim Cúc bị tai nạn giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh nganỳ 11/8/1988, nằm bệnh viện Chợ Rẫy 12 ngày đêm, đưa về Huế và mất vào ngày 3/2/1989. Có thể nói đám tang của bà lớn nhất ở Huế từ xưa tới nay bởi vì bà là Phó ban hướng dẫn Trung ương gia đình Phật tử Việt Nam.
Năm 1935 vào Sài Gòn làm báo, cộng tác trang văn thơ báo Công Luận và Tân thời, yêu người thứ hai là Mộng Cầm-người gốc Quảng Ngãi, sinh năm 1917 khi đó đang sống ở Phan Thiết; những năm làm báo ở Sài Gòn Hàn Mặc Tử thường ra Phan Thiết và đi chơi cùng Mộng Cầm ở Mũi Né cách thành phố Phan Thiết 22 km về hướng đông. Cuối năm 1936, Hàn Mặc Tử thấy mình có bệnh nhưng chưa xác định là bệnh phong nên chia tay Mộng Cầm trở về Quy Nhơn chữa trị. Hiện nay Mộng Cầm còn sống ở tuổi 89 (1917-2006) với một người con gái ở Bình Chánh-TP. Hồ Chí Minh và người con gái ở Phan Thiết.
Năm 1936 Hàn Mặc Tử ra tập thơ “Gái quê”; 1937 Mai Đình-người gốc Thanh Hóa, sinh năm 1919 đọc tập thơ Gái quê và đem lòng yêu người; năm 1939 trong lúc Hàn Mặc Tử bệnh tật, Mai Đình có ra Quy Nhơ thăm nuôi. Năm 1940 Hàn Mặc Tử mất và năm 1941Mai Đình lại ra Quy Nhơn thăm mộ Hàn Mặc Tử lần đầu, đến năm 1995 ra Quy Nhơn thăm mộ Hàn Mặc Tử lần cuối cùng. Bà ra tập thơ “Đôi hồn” họa các bài thơ của Hàn Mặc Tử, Mai Đình mất năm 1999 tại TP. Hồ Chí Minh, thọ 80 tuổi. Cùng thời gian này Hàn Mặc Tử còn quen Ngọc Sương-người Quảng Ngãi, sinh năm 1914 là dì ruột của Mộng Cầm và chị ruột của nhà thơ Bích Khê, mất năm 2002 tại TP. Hồ Chí Minh, thọ 89 tuổi. Tuy nhiên hai mối tình Mai Đình và Ngọc Sương không đi sâu vào lòng Hàn Mặc Tử như Mộng Cầm.
Vào cuối đời, bệnh tình Hàn Mặc Tử ngày càng nặng, những người yêu chia xa, Hàn Mặc Tử bị đau khổ về mặt tinh thần lẫn thể xác; vì vậy nhà văn Trần Thanh Địch muốn an ủi bạn mình lúc đau khổ bằng cách giới thiệu cho Hàn Mặc Tử một người yêu thơ Hàn có tên là Trần Thương Thương-người Huế, sinh năm 1924, cháu gọi Trần Thanh Địch bằng chú ruột. Những bức thư tình của Trần Thương Thương gửi Hàn Mặc Tử hoàn toàn do Trần Thanh Địch tự phác họa ra lamg Hàn Mặc Tử cứ ngỡ mình đang có người yêu thực sự. Từ đó khoái cảm về mặt tinh thần mà sáng tác ra những vần thơ nổi tiếng là Cẩm Châu Duyên và kịch Quần Tiên Hội.
Ngày 20/9/1940 bệnh tình Hàn Mặc Tử ngày càng nặng, vì vậy người anh rể, chồng chị Nguyễn Thị Như Lễ lúc đó làm y tá bệnh viện Quy Nhơn đưa vào Bệnh viện Phong Quy Hòa. Sau 52 ngày đêm chữa trị thì qua đời vào ngày 11/11/1940. Khi Hàn Mặc Tử mất không được gặp những người thân, chỉ có các soeur, các bác sĩ và một người anh em đồng bệnh là Nguyễn Văn Xê chăm sóc và an táng tại Quy Hòa. Trong những năm tháng cuối đời Hàn Mặc Tử có sáng tác một bài văn xuôi “Sự trong sạch tâm hồn” bằng tiếng Pháp, đó là bài thơ cuối cùng của nhà thơ để cảm tạ những vị đã chăm sóc và chữa trị ông tại Quy Hòa.
Để tưởng nhớ một nhà thơ lớn của Việt Nam, nơi an táng đầu tiên tại Quy Hòa, hiện nay được ca sĩ Nhật Trường (tức nhạc sĩ Trần Thiện Thanh) và một số văn nghệ sĩ TP. Hồ Chí Minh dựng đài tưởng niệm với hình tượng là cây viết và quyển sách để thương tiếc, tưởng nhớ nhà thơ tài danh bạc mệnh Hàn Mặc Tử. Đồng thời tại phòng nằm chữa trị tại Quy Hòa của Hàn Mặc Tử nay cũng được làm phòng lưu niệm nhà thơ. Năm 1959, bạn thân của Hàn Mặc Tử là nhà thơ Quách Tấn cùng gia đình Hàn Mặc Tử cải táng mộ về Ghềnh Ráng-Quy Nhơn. Ngôi mộ Hàn Mặc Tử hiện nay đang nằm trên đỉnh cao Ghềnh Ráng, chung quanh núi non hùng vĩ, biển trời xanh ngát xa xa nhìn về TP. Quy Nhơn chạy dài theo bãi cát vàng giữa trăm ngàn màu thủy thọ thật thích hợp với hồn thơ. Hàn Mặc Tử ra đi ở lứa tuổi thanh xuân (28 tuổi), nửa đời người chưa qua hết nhưng ông đã làm tròn sứ mệnh của mình là để lại cho nền văn học Việt Nam chúng ta một đời thơ rất giá trị, có những bài được đưa vào chương trình văn học như “Đây thôn Vỹ Dạ”, “Mùa xuân chín”…
Tóm tắt tiểu sử

 Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912 tại Lệ Mỹ, Đồng Hới.
• Thuở nhỏ ông học trung học ở Huế (1928-1930), làm viên chức sở đạc điền ở Quy Nhơn (1932-1933), vào Sài Gòn làm báo rồi lại trở về Quy Nhơn (1934-1935).
• Ông mắc bệnh phong từ năm 1937, phải vào nhà thương Quy Hòa tháng 9 năm 1940, và rồi mất ở đấy ngày 11 tháng 11 năm 1940.
• Hàn Mặc Tử bắt đầu làm thơ rất sớm với thể thơ Đường luật và bút danh Minh Duệ thị, Phong Trần; nổi tiếng vì được cụ Phan Bội Châu họa thơ và đề cao. Từ năm 1935 ông đổi bút hiệu thành Lệ Thanh, rồi Hàn Mạc Tử, và cuối cùng Hàn Mặc Tử.
• Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Gái Quê (1936, tập thơ duy nhất được xuất bản trong sinh thời tác giả), Thơ Điên (hay Đau Thương), Thượng Thanh Khí, Cẩm Châu Duyên, Chơi Giữa Mùa Trăng...
Hàn Mặc Tử đem đến cho Thơ Mới một phong cách độc đáo và sáng tạo: bên cạnh những tác phẩm bình dị, trong trẻo, chan chứa tình quê là các tác phẩm đầy những cảm hứng lạ lùng, huyền bí, thậm chí đến điên loạn, phản ảnh trực tiếp các cơn bệnh đau đớn dày vò.

Bút danh Hàn Mạc Tử
Nguyễn Trọng Trí làm thơ từ năm mười sáu tuổi lấy hiệu là Phong Trần rồi Lệ Thanh. Đến năm 1936, khi chủ trương ra phụ trương báo Saigon mới đổi hiệu là Hàn Mạc Tử, sau ông lại đổi thành Hàn Mặc Tử. "Hàn Mạc Tử" nghĩa là chàng trai đứng sau bức rèm lạnh lẽo, trống trải. Sau đó bạn bè gợi ý ông nên vẽ thêm mặt trăng khuyết vào bức rèm lạnh lẽo để lột tả cái cô đơn của con người trước thiên nhiên, vạn vật. "Mặt trăng khuyết" đã được "đặt vào" chữ "Mạc" thành ra chữ "Mặc". Hàn Mặc Tử có nghĩa là "chàng bút nghiên".

Những người tình của thi sĩ Hàn Mặc Tử
28 năm với một cuộc đời thi sĩ quá ngắn ngủi nhưng 70 năm vẫn mới một hồn thơ thì không phải thi sĩ nào cũng được cuộc đời ưu ái đến thế. Hàn Mặc Tử ra đi khi còn quá trẻ, để lại những bí mật cuộc đời mãi về sau vẫn là những dấu hỏi.
Ơ phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến một trong những câu hỏi: Những nàng thơ của chàng đã đi đâu về đâu trong suốt mấy chục năm qua.
Tình đầu một thuở biết sầu vì Thu
Nói đến các nàng thơ của Hàn Mặc Tử, người ta thường nghĩ đến những Mộng Cầm, Thương Thương, Mai Đình, Ngọc Sương hay Hoàng Cúc. Nhưng thực ra những người đó không phải là hình bóng đầu tiên bước vào thơ chàng. Mà là một người con gái Huế có cái tên rất mộc mạc: Trà. Mãi sau này khi Hàn Mặc Tử qua đời, ông Nguyễn Bá Tín, em ruột nhà thơ kể lại toàn bộ câu chuyện về những bóng hồng đầu tiên của anh trai mình trong một tập hồi ký.
Nàng tên Trà vì sinh ở Trà Kiệu, tên nhà trường là Thu Yến, con gái út ông cậu họ, anh của mẹ thi sỹ Hàn Mặc Tử, nhà ở phường Đúc( Huế).
Điều trở ngại lớn nhất là Hàn Mặc Tử phải gọi nàng bằng chị.
Ông Tín đã viết: “Lần đầu gặp chị Trà, anh Trí hơi nghễnh ngãng, lại bị con đò Gia Hội che lấp cái khôn đi, nên không để ý đến ai cả. Mấy lần có dịp chuyện trò, một người chị, tên Phu cho biết là bà con, nhưng chị Phu vốn thích “xe tơ kết tóc” cho nhiều lứa đôi nên chị thêm rằng: “Bà con cũng như với nhà dì Thị vậy”(ý nói có thể kết hôn được, không trở ngại tình bà con).
Anh Trí thì không thông thạo lễ nghĩa bà con, phải xưng hô thế nào cho đúng. Cho nên mỗi lần gặp chị Trà thì ấp a ấp úng không biết nên gọi bằng chị hay nói thế nào cho phải cách. Vì chị còn nhỏ tuổi. Mà chị Trà tự xét còn nhỏ tuổi nên gọi anh bằng anh một cách tự nhiên thân tình. Thế thì, anh đắn đo, có nên gọi chị bằng em không? Khó cho anh quá!”
Sự giao thiệp vì thế mất tự nhiên, trở thành lạt lẽo. Nàng vẫn dịu hiền không tỏ vẻ gì khó chịu. Nàng tự nhiên bắt chuyện rằng có gặp chàng bên tòa báo Đức Mẹ làm chàng hơi hoảng vì cái tính rụt rè mắc cỡ nên chàng không nhớ ra, vả lại ở chỗ đông người, chàng không dám nhìn ai kỹ, nhất là người đẹp.
Nàng cũng rất thích văn và cũng đã từng viết báo. Các tác phẩm của nàng thường viết về thiếu nhi, đạo binh Đức Mẹ. Biết chàng thơ phú tài hoa vậy, nàng xấu hổ không dám nhắc với chàng, nên mãi về sau chàng mới biết có cô trưởng đoàn thiếu nhi, thường ký tên T.Y trên mặt báo. Nàng chỉ được ba mẹ cho học xong bậc tiểu học, không cho học thêm, vì đơn giản, nàng là con gái đẹp, ngoan hiền tử tế nên rất nhiều nơi đã dạm ướm, mà tiếp xúc nhiều bạn bè ở trường, có thể bị mang tiếng cho gia đình đạo đức.
Từ đó, nàng ở nhà đi học nữ công, thỉnh thoảng đến giúp việc xếp báo, gửi báo cho tòa soạn Báo Đức Mẹ.
Người con gái tên Trà là mối tình yên lặng nhất của Hàn Mặc Tử, đến đỗi nhiều lúc chịu không nổi, chàng cũng có úp mở với em trai mình cho vơi đi nỗi thương nhớ. “Dù cái răng khểnh của anh vẫn cứ tỏ vẻ “khách quan” nhưng cái cười đó không che giấu tôi được nỗi đau nhất của anh, vì tình trong như đã mặt ngoài còn e”- ông Tín nhớ lại...
Và những vần thơ của chàng cũng bất lực trước một mối tình lặng. Chàng chưa từng làm nổi một câu thơ để tặng nàng những ngày đầu tiên, cộng với tính nhút nhát không dám tìm cách nào để tỏ tình. Chính vì vậy, lời tỏ tình mãi mãi là bỏ ngỏ.
Tình yêu âm thầm thổn thức kéo dài cho đến tháng chạp năm ấy.
Một ngày nọ, người chị tên Phu đột ngột vào thăm nhà chàng. Thay vì những điều chờ đợi trong lòng chàng một tin tức, hay một lời gửi gắm của nàng qua người chị đến chàng, thì lại là một thông tin làm chàng sững sờ không tin nổi.
Mới gặp lại, bà chị vồn vã chưa kịp hỏi han gì thì đã oang oang với mẹ chàng: “O ơi, con tiếc quá, phải chi thằng Trí mà ưng con Trà thì hay biết mấy. Con nó thật đẹp, thùy mị dễ thương quá. Con đã để bụng cho thằng Trí rồi... Rứa mà... ”.
Chàng vẫn yên lặng lắng tai nghe.
Mẹ chàng vặn hỏi: “Mà chừ thì ra răng rồi?”. Bà chị vội nói: “Bác Chí (chị gọi bố nàng bằng bác) nhờ con về mời o ra đám cưới con Trà”. Rồi bà chị quay sang bản mặt như đông đá của chàng: “Con Trà em biết rồi đó, hắn sắp lấy chồng, chao! Chị tiếc quá, phải chi em nói một tiếng thì dễ quá”. Rồi bà chị quay sang nói nhỏ với em trai chàng: “Con Trà có vẻ thương thằng Trí. Hỏi thăm luôn”.
Chàng cười nhạt sau chiếc răng khểnh, rồi lặng lẽ đi vào phòng.
Mãi những ngày sau, khi con tim cất lên những tiếng nấc khẽ về một sự tan vỡ lặng lẽ, chàng bắt đầu viết những dòng tâm sự cho nàng, với những câu thơ xa xót, đó chính là bài thơ “Buồn Thu”, một trong những bài thơ buồn nhất trong “Lệ Thanh thi tập”.
Mối tình câm với nàng thầm lặng đến và thầm lặng đi, để lại trong lòng Hàn Mặc Tử một hối hận riêng tư lâu dài mà mỗi lần đọc bài “Buồn Thu”, vẫn còn xót thương cái ấp a ấp úng của tuổi 19, 20 khờ khạo rụt rè đã làm cho cuộc đời phải ngỡ ngàng, trước trớ trêu của định mệnh.
Năm đó, Hàn Mặc tử còn ở tuổi đôi mươi. Nỗi buồn tuy không sâu sắc như những lần sau này nhưng với những tình cảm trong sáng chưa cọ xát với khổ đâu, cũng đủ để làm nên một “Buồn Thu” rưng rưng và hay nhất trong “Lệ Thanh Thi Tập”.
Năm 1936, tức là khoảng 5 năm sau, khi xuất bản “Gái quê”, chàng ra Huế tìm gặp lại bà chị họ nhờ chị trao tặng nàng một tập. Nhưng có lẽ khi đó nàng cũng đã yên phận gia đình từ lâu nên chỉ có gửi đi mà không có hồi âm lại. Và cũng chẳng có hồi âm nào nữa từ cô gái thuở ban đầu bên dòng Hương Giang ấy cho đến cuối cuộc đời chàng...

Chuyện tình Mộng Cầm - Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử quen Mộng Cầm trong thời gian phụ trách trang văn chương cho tờ "Trong Khuê Phòng". Mộng Cầm là cháu gọi nhà thơ Bích Khê bằng cậu, vì "lây nhiễm tinh thần thơ văn" của ông cậu trẻ tuổi nên cũng tập tành làm thơ gửi đăng báo.
Hàn Mặc Tử đã nhận một số bài thơ như thế của Mộng Cầm gửi đến và từ đó họ làm quen với nhau. Hai mươi năm sau ngày mất, vào năm 1961, nhà thơ Nguyễn Vỹ, chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí Phổ Thông đã cử ông Châu Mộng Kỳ tìm gặp Mộng Cầm để thực hiện bài phỏng vấn về mối tình Hàn Mặc Tử - Mộng Cầm. Nhờ mối quan hệ đặc biệt, ông Châu Mộng Kỳ là thày dạy con riêng của chồng Mộng Cầm, nên bài phỏng vấn mới thực hiện được. Trước đó nhiều nhà báo đã bị từ chối. Trong bài trả lời phỏng vấn đăng ở tạp chí Phổ Thông số 63, ra ngày 15/8/1961, Mộng Cầm đã phủ nhận hoàn toàn chuyện tình cảm giữa mình và Hàn Mặc Tử: "Một dịp thứ bảy đi chơi lầu Ông Hoàng, anh thổ lộ mối tình với tôi. Tôi có trả lời anh: Chắc là không thể đi đến chỗ trăm năm được, tôi nói trước để anh đừng hy vọng. Anh hỏi lý do. Tôi viện lẽ tôn giáo khác nhau, nhưng thật ra vì biết Hàn Mặc Tử mang chứng bệnh hiểm nghèo, không thể sống lâu được, ý tôi muốn một người chồng mạnh khỏe, tráng kiện... Tuy vậy chúng tôi vẫn giao thiệp thân mật một hai năm như thế. Trong thời gian này, có nhiều lần, Hàn Mặc Tử năn nỉ tôi dẫn về Quảng Ngãi thăm nhà và trong nhiều bức thư, anh đề cập đến vấn đề hôn nhân. Tôi vẫn trả lời, nhưng luôn luôn ngụy biện để từ chối: Em thiết nghĩ chúng ta sống như thế này thanh cao hơn, tôn giáo bất đồng, chữ hiếu bắt buộc em phải nghe lời thân mẫu".
Bài phỏng vấn này đăng lên, Nguyễn Vỹ cho biết Mộng Cầm đã đọc và không có điều chi thắc mắc và ông kết luận "đã giải đáp dứt khoát một nghi vấn thường bị nhiều người xuyên tạc". Tuy nhiên với độc giả, bài trả lời phỏng vấn của Mộng Cầm đã gây sốc. Bởi mối tình Mộng Cầm - Hàn Mặc Tử đã được người đời nâng lên thành huyền thoại. Ngay cả Ngọc Sương, dì ruột của Mộng Cầm, cũng phản đối. Rồi đến Quách Tấn, người đã ủng hộ việc Mộng Cầm đi lấy chồng khi hay tin Hàn Mặc Tử bị bệnh nan y, cũng giận dữ trước lời phát biểu này. Quách Tấn viết: "Cuộc tình duyên giữa Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm, tôi biết rõ lắm. Nhưng tôi chỉ nói những gì có thể nói được, nói những gì có thể giúp bạn đọc hiểu thêm tâm hồn Tử, văn chương Tử mà thôi". Mộng Cầm đã nói thật hay nói dối? Vì sao nàng lại phủ nhận mối tình này? Thật ra, trong thời gian quen biết với Mộng Cầm, căn bệnh phong của chàng chưa bột phát. Ngay cả chàng cũng không hề "cảm thấy", làm sao Mộng Cầm có thể "nhận ra". Rất dễ thấy rằng đó là những lời nói dối của một người con gái muốn quên quá khứ để bảo vệ hạnh phúc hiện tại. Một lý do rất thường tình và đáng thông cảm. Mối tình Hàn Mặc Tử - Mộng Cầm đã được rất nhiều người gần gũi xác nhận. Trần Thanh Mại, một người bạn của chàng, đã công bố những chi tiết của mối tình này trong cuốn sách Hàn Mặc Tử xuất bản năm 1942. "Ấy là câu chuyện một đôi trai tài gái sắc yêu nhau, câu chuyện muôn đời ấy mà! Người con trai là Hàn Mặc Tử, người con gái, ta cứ theo nhà thi sĩ mà gọi là Mộng Cầm đi, mặc cái tên thực của họ. Hai bên đã thề nguyền những lời mà ta hiểu là thiết tha đằm thắm lắm. Thường thường thì họ hay gặp nhau ở hai tỉnh: Quy Nhơn và Phan Thiết. Họ đưa nhau đi chơi bờ bể, họ đi viếng các danh lam thắng cảnh, nhất là lầu Ông Hoàng. Rồi họ xa nhau. Họ nhớ nhau, và tặng ảnh cho nhau. Họ coi như một cặp vợ chồng chưa cưới".
Hàn Mặc Tử đã sáng tác nhiều bài thơ đầy nước mắt về mối tình này. Trong bài Muôn năm sầu thảm, chàng đã kêu tên nàng một cách thảm thiết: "Nghệ hỡi Nghệ muôn năm sầu thảm/ Nhớ thương còn một nắm xương thôi". Bài Phan Thiết Phan Thiết, chàng nhắc tới những kỷ niệm xưa về lầu Ông Hoàng, nơi chàng và Mộng Cầm từng dạo chơi thuở nào: "Ta lang thang tìm tới chốn lầu Trăng/Lầu Ông Hoàng, người thiên hạ đồn vang/Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết/Ôi trời ôi! là Phan Thiết! Phan Thiết!/Mà tang thương còn lại mảnh trăng rơi".

Kiều nữ trong bài thơ 'Đây thôn Vĩ Dạ' Bóng hình kiều nữ trong bài thơ tình được coi là thành công của nhà thơ Hàn Mặc Tử là hình ảnh của cô thôn nữ Hoàng Cúc. Nàng tên thật là Hoàng Thị Kim Cúc, sinh ngày 5/12/1913, kém Hàn Mặc Tử 1 tuổi.
Cũng như Hàn Mặc Tử, Kim Cúc phải theo gia đình vào Quy Nhơn sinh sống vì cha nàng là công chức làm việc tại đây. Năm 1933, Hàn Mặc Tử vào làm cho Sở Đạc điền Quy Nhơn và quen Hoàng Tùng Ngâm - em thúc bá của Hoàng Cúc. Hoàng Tùng Ngâm sống trong ngôi nhà nhỏ cạnh nhà Hoàng Cúc, anh em bè bạn thường tụ tập chơi đùa, bình phẩm văn thơ. Hoàng Cúc khi đó đang tập tành viết báo với bút hiệu Hoàng Hoa nữ sĩ, nên cũng thường qua lại với Hàn Mặc Tử.
Với bản tính đa tình, Hàn Mặc Tử đem lòng si mê Hoàng Cúc. Những bài thơ Mặc Tử viết tặng Hoàng Cúc đã đến tay nàng qua Hoàng Tùng Ngâm. Hoàng Cúc biết rất rõ tình cảm của Mặc Tử.
Hàn Mặc Tử vào Sài Gòn làm báo. Sau một thời gian, chàng về lại Quy Nhơn. Lúc này gia đình chàng đã dời đến cách nhà Hoàng Cúc chỉ vài căn. Tình xưa dậy sóng trở lại. Giờ đây, thi sĩ họ Hàn ít nhiều đã bạo dạn hơn trước. Bài thơ Hồn cúc đã chứng minh tình cảm của chàng: "Bấy lâu sát ngõ, chẳng ngăn tường/ Không dám sờ tay sợ lấm hương/ Xiêm áo đêm nay tề chỉnh quá/ Muốn ôm hồn cúc ở trong sương".
Năm 1936, Hoàng Cúc theo gia đình về Huế sinh sống. Sau đó, nàng bắt đầu ăn chay trường, trở thành cư sĩ, sống cuộc đời lặng lẽ bí ẩn. Cũng trong năm đó, Hàn Mặc Tử in tập Gái quê, là tập thơ mới đầu tiên kể từ khi chàng bỏ làm thơ Đường luật. Mặc Tử mang theo một số tập ra Huế, và gặp lại Hoàng Cúc trong dịp hội chợ nhưng không dám tặng. Mặc Tử cũng tìm đến Vỹ Dạ - nơi ở của Hoàng Cúc - nhưng chỉ đứng ngoài cổng một lúc rồi bỏ đi.
Nhiều năm sau đó, hai người không còn liên lạc gì với nhau. Một hôm, Hoàng Cúc nghe tin Mặc Tử bị bệnh phong, liền gửi thư thăm hỏi. Quá cảm động, Mặc Tử đã sáng tác bài Đây thôn Vỹ Dạ gửi tặng nàng.
Chuyện tình Hoàng Cúc - Hàn Mặc Tử cũng có những điều gây tranh cãi như trường hợp Mộng Cầm. Hoàng Cúc đã có lần công khai phủ nhận chuyện nàng có tình cảm với Hàn Mặc Tử. Năm 1969, nhà thơ Quách Tấn, người bạn thân thiết của Hàn Mặc Tử, viết một hồi ký lấy tên Đôi nét về Hàn Mặc Tử đăng trên tạp chí Văn, trong đó có phần nói đến mối quan hệ giữa Hoàng Cúc và nhà thơ tài hoa bạc mệnh. Quách Tấn cho rằng hai người không thành duyên nợ là do thân sinh của Hoàng Cúc chê Hàn Mặc Tử không xứng. Hoàng Cúc đọc được hồi ký này, và ngày 15/3/1971, nàng gửi thư cho Quách Tấn để "nói lại cho rõ". Hoàng Cúc phản bác một số chi tiết nhỏ mà Quách Tấn nêu ra: "Hồi ấy tuy Tử ở gần nhà tôi, song Tử và tôi cách xa nhau như hai ngọn núi. Tử thì kín đáo và bẽn lẽn như con gái, còn tôi thì bí mật và xa lạ như cung trăng! Tuy thế Tử cũng đã tìm cách để gặp, nhưng vẫn chưa toại nguyện...".
Thế nhưng Quách Tấn kiên quyết bảo vệ lập trường của mình trong các chi tiết thể hiện việc Hàn Mặc Tử và Hoàng Cúc có yêu nhau: "Những chi tiết trong cuộc tình duyên của Tử - Cúc, thì nhất định ký ức tôi không phản tôi, vì không có gì phức tạp khó nhớ. Việc Tử nhờ người đến dạm là có thật. Người ấy là nhà thầu khoán Bùi Xuân Lang ở Quy Nhơn, vừa thân với Tử, vừa quen với cụ Hoàng Phùng".
Hoàng Cúc ngày ấy là một thiếu nữ trẻ trung yêu đời, lại ít nhiều có tâm hồn văn chương, việc đáp lại những tình cảm của một người như Hàn Mặc Tử là có thể xảy ra. Nhưng sau này cũng như Mộng Cầm, nàng đã cố gắng chôn chặt những điều thầm kín riêng tư vào cõi lòng. Là một người xa lánh cuộc đời để tìm đến cõi thiền, những chuyện tình cảm dù có cũng không thể phơi bày ra công chúng. Vì thế việc Hoàng Cúc phủ nhận chuyện tình cảm với Hàn Mặc Tử có thể hiểu được.

Thác Cam Ly

Vị trí: Thác Cam Ly nằm trên dòng suối Cẩm Lệ, cách trung tâm thành phố Đà Lạt hơn 2km về phía tây.

Đặc điểm: Ngọn thác hùng vĩ gắn với quang cảnh của các đồi thông bao quanh đã tạo nên một thắng cảnh khó quên trong lòng du khách khi tới Đà Lạt.

Du khách đi dạo ven hồ Xuân Hương cũng nghe tiếng suối chảy róc rách. Một dòng suối đổ vào hồ ở phía bắc, một dòng khác từ hồ chảy ra ở phía nam luồn dưới một cây cầu, ở gần bến xe. Chân cầu là đập ngăn dòng suối lại để điều hoà mực nước hồ. Cả hai dòng suối đều mang tên Cam Ly. Dòng chảy ra lượn về phía tây, khi cách hồ 2km phải vượt qua một đoạn suối bị chặn ngang bởi những tảng đá hoa cương lớn, tạo thành thác Cam Ly đẹp nổi tiếng của Đà Lạt với độ cao khoảng 30m. Vào mùa mưa, nước từ thượng nguồn đổ về thác tạo thành sương trắng cả một vùng trông rất thơ mộng. Cũng chính vì vậy mà Cam Ly một thời đã từng đi vào thơ ca, nhạc hoạ…Hình ảnh của Cam Ly được giới thiệu trong tạp chí “Revue indochine” và kể cả một số báo chí của Pháp trước đây.

Theo truyền thuyết mà các già làng ở đây kể lại thì tên Cam Ly có nguồn gốc từ tiếng K’Ho. Khi dòng Cẩm Lệ chảy ngang qua một ngôi làng của một bộ tộc người Lạt, vị tù trưởng người K’ Ho của tộc Lạt đó có tên K’ Mly nên dân trong vùng lấy tên ông đặt cho dòng suối nước của họ để ghi nhớ công lao của chủ làng đã cai quản buôn làng tươi đẹp. Và lâu ngày người ta đọc thành Cam Ly. Bên cạnh đó, có một giả thiết cho rằng Cam Ly xuất phát từ gốc Hán- Việt (cam là ngọt và ly là thấm vào). Có nghĩa rằng Cam Ly là biểu tượng của một dòng suối có nước ngọt từng làm đắm say lòng khách lãng du.Thác Cam Ly trước đây còn gắn với một khu rừng thông bên cạnh, được mang tên “rừng ái ân” (boie d’ramour) nhưng ngày nay khu rừng ấy không còn nữa. Dòng thác thiếu nước về mùa khô nhưng mùa mưa nước chảy cuồn cuộn, từng khối nước khổng lồ đổ xuống dữ dội.

ân khấu nhạc nước Cam Ly có 24 hiệu ứng, các ca sĩ chỉ cần đưa bài hát trước 3 ngày sẽ lập trình xong phần mềm nhạc nước “múa” phụ họa khi ca sĩ hát. Vốn đầu tư cho công trình văn hóa nghệ thuật này khoảng 20 tỉ đồng. Dù phương án làm trong sạch dòng thác chưa được triển khai, nhưng sau khi được thuê mặt bằng (trong 5 năm) và được phép của Bộ VH-TT-DL, Công ty công nghệ giải trí Tết bắt tay xây dựng công trình nhạc nước đầu tiên ngay dưới chân thác Cam Ly. Nhiều người cho rằng đây là một sự mạo hiểm. Thế nhưng anh Trần Trọng Tân, chủ nhân của sân khấu nhạc nước Cam Ly lại rất tự tin: "Cam Ly là một trong những dòng thác đẹp nhất ở Đà Lạt, tôi mê Cam Ly từ rất lâu, tôi muốn "đánh thức" Cam Ly bằng một sân khấu nhạc nước hiện đại bậc nhất Việt Nam". Theo anh Tân, Đà Lạt ban ngày thì đầy ắp chương trình cho du khách tham quan, nhưng về đêm không có sân chơi nào cả, nên anh muốn tạo ra một sản phẩm du lịch mới cho phố núi này. Tân cũng từng là thành viên của ban nhạc của nhạc sĩ Lê Hựu Hà. Anh đã bỏ ra 3 tháng để nghiên cứu và lập trình thành công chương trình nhạc nước riêng của mình.

Vịnh Vĩnh Hy

Vịnh Vĩnh Hy nằm cách trung tâm thị xã Phan Rang - Tháp Chàm 42 km theo hướng đông bắc, thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận). Đầu năm 2000, khu du lịch vịnh Vĩnh Hy được đưa vào khai thác, đến nay được đánh giá là tuyến du lịch sinh thái lý tưởng nhất khu vực Nam Trung Bộ.
Trước khi vào vịnh, du khách sẽ được tận mắt ngắm cảnh hoang sơ quyến rũ của khu bảo tồn thiên nhiên Núi Chúa, nơi có hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng hiếm thấy nhất ở nước ta với nhiều sinh vật phong phú và tận hưởng bầu không khí trong lành của núi rừng ở độ cao hơn 1.000m so với mặt biển. Từ đỉnh núi này, nhìn về hướng đông, vịnh Vĩnh Hy vẫn còn vẻ đẹp nguyên sơ mà thiên nhiên đã tạo nên, được ví như một nàng tiên nằm yên ắng bình lặng, được các dãy núi hùng vĩ bao quanh, che chở.
Đưa du khách chinh phục vịnh Vĩnh Hy là những chiếc tàu du lịch được thiết kế rất độc đáo. Đáy tàu làm bằng một loại kính trong suốt. Du khách chỉ cần ngồi trên tàu chiêm ngưỡng những rặng san hô nhiều màu sắc rực rỡ như những cánh hoa dưới lòng đại dương. Tại đây, có rất nhiều bãi dừng chân. Trước tiên là bãi Bà Điên, du khách có thể vừa tắm biển, vừa thử sức mình leo lên những vách núi uy nghiêm. Và đến bãi Đá Tròn, du khách có thể tự mình sưu tập những đồ vật lưu niệm miễn phí từ thiên nhiên, đó là những viên đá nhiều màu sắc bị sóng biển xói mòn trông rất lạ mắt... Càng đi sâu vào vịnh, du khách còn có dịp chứng kiến những cánh tay khỏe khoắn của ngư dân tung lưới đánh bắt cá thu, giống cá đặc trưng khu vực miền Trung và hưởng niềm vui tự tay thả mồi cho những con tôm hùm sinh sống trên các bè trôi.
Đêm xuống, nhìn ra vịnh, ngọn đèn sáng nhấp nhô từ những chiếc tàu đánh cá của ngư dân, trông xa xa như một thành phố trên biển. Khách du lịch có thể nghỉ ngơi trên các nhà sàn, vui chơi, nhảy múa và thưởng thức rượu cần cùng bà con dân tộc Raglai sống quanh vịnh Vĩnh Hy.
 

Sample text

Sample Text

 
Blogger Templates